Kết quả tìm kiếm cho "“Thức dậy miệng mỉm cười”"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 24
“Chợ âm phủ” hay “chợ ma” là những cái tên người ta gọi vui cho khoảnh chợ nhóm họp tự phát ở gần cầu Tha La (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Cái tên gợi sự tò mò, cái thú vị của phiên chợ lúc mù trời tạo dựng nên tiếng tăm xưa nay. Khách phương xa đến rồi đi, mang về trải nghiệm mới lạ cho cuộc sống. Còn người dân vẫn cứ gắn bó với chợ, mang về miếng cơm manh áo cho chính mình.
Tính năng mới của ứng dụng nêu trên được gọi là "Camera Switches," cho phép người dùng sử dụng khuôn mặt của mình để tương tác với điện thoại.
Đã gần hết tháng tám, chuẩn bị vào năm học rồi mà tình hình dịch bệnh còn chưa có dấu hiệu giảm xuống.
Họ yêu màn bụi trắng như sương, yêu từng nhịp đục đẽo thả hồn vào đá, yêu luôn cả những thời khắc “tô son điểm phấn” cho sản phẩm. Không yêu sao được, khi nghề thấm vào máu, vào tim từ thuở nhỏ, trở thành nguồn thu nhập chính khi trưởng thành. Đằng sau giá trị kinh tế, họ muốn tìm kiếm sự an yên của làng nghề mấy mươi năm. Tôi muốn kể về câu chuyện của vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Sĩ (ngụ ấp Tây Sơn, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).
Một buổi sáng tháng 6-2021, ni trưởng Thích Nữ Diệu Thông ngồi ngắm hồ sen nhỏ trước tư thất, đôi tay – từng bị giặc bẻ gãy, đau chết đi sống lại - không ngừng lần tràng hạt, giấu sự mệt mỏi vì tuổi tác đằng sau vẻ điềm tĩnh. “Tên Bạch Liên của sư bà có ý nghĩa gì?” – bà Lê Thị Bé Ba (sinh năm 1953, chúng tôi thường gọi là cô Ba) cất tiếng hỏi. “Tôi quý cái tên này lắm. Cha mẹ đặt như thế, tôi mong tôi lớn lên thực hiện đúng tâm nguyện của họ, tấm lòng trong sáng như hoa sen trắng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào” – ni trưởng mỉm cười.
Bước vào tháng 7 (âm lịch), gian hàng bánh trung thu được dựng lên ở các tuyến đường nội ô. Trẻ con phố thị nhìn thấy “dấu hiệu” ấy, biết mùa Trung thu gần kề. Nhưng đối với đám trẻ ở làng quê, phum sóc, Trung thu là cái gì đó rất xa xôi. Vậy nên, người lớn phải mang không khí “trăng rằm tháng tám” về thật gần, để các em ghi vào ký ức của mình.
Một đồng nghiệp của tôi từ Hà Nội vào An Giang thực hiện chương trình ca nhạc. Khi các ca sĩ, diễn viên quần chúng xuất hiện trong chiếc áo bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, anh ngẩn ngơ một lúc, rồi thốt lên: “Đẹp quá!”.
Được tổ chức lần đầu tiên trên thế giới vào năm 2013, Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 đã được hàng triệu người dân và quốc gia trên toàn thế giới đón chào mỗi năm.
Không ít người sẽ thấy bế tắc, bất lực và gục ngã khi biết bản thân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Không đầu hàng trước số phận, chị Lê Trương Ánh Ngọc (giảng viên Trường Đại học An Giang) đã chọn cách đối mặt và đấu tranh với bệnh tật để vươn lên mạnh mẽ giữa cuộc sống với một nghị lực phi thường, khiến ai cũng cảm phục.
Đừng để mình bị phụ thuộc vào thuốc mỗi khi cảm thấy đau đầu. Rõ ràng thuốc có tác dụng rất nhanh chóng, nhưng sau đây mới là những việc bạn cần làm khi bị cơn đau đầu hành hạ.
Vào độ tuổi trẻ trung nhất cuộc đời, 20 tuổi, anh Đặng Văn Thông (ngụ ấp Phú Hòa, thị trấn Phú Mỹ, Phú Tân) đã bị căn bệnh vảy nến cướp đi sức sống, chân và tay bị co rút. Nằm trên giường bệnh suốt 10 năm qua, hàng ngày phải gánh chịu những cơn đau nhức nhưng người đàn ông ấy trân quý từng giờ khắc sống và mong lắm có một phép màu kỳ diệu.
Tôi trở lại thị trấn Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang) để tìm thím Võ Thị Ngọc Châu, vợ chú Ba Lê (Bùi Văn Lê), nhưng hàng xóm nói thím đã ra thị trấn Tri Tôn sống với con gái, thi thoảng mới về. Căn nhà trước đây tôi thường lui tới giờ đóng im ỉm, nhắc tôi nhớ: chú Ba Lê đã mất mấy năm nay rồi.