Kết quả tìm kiếm cho "91 ca Covid-19"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 782
Năm 2023 – năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025), trong điều kiện cả nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang đã phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực đổi mới sáng tạo; triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Mặc dù kinh tế có bước phục hồi, nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh (SXKD), triển khai dự án đầu tư. Dự kiến năm 2024, An Giang sẽ thường xuyên tổ chức hoạt động đối thoại với DN, kịp thời lắng nghe, nắm bắt khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, đồng hành và chia sẻ cùng DN, xem sự phát triển của DN là sự phát triển của tỉnh.
Nửa nhiệm kỳ qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đạt nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, tạo cơ sở, động lực cho việc phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đề ra, từng bước hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh, bền vững.
Nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) trong bối cảnh vô cùng đặc biệt, gắn liền với quá trình phòng, chống dịch COVID-19. Vượt qua đại dịch, thành tích đã đạt được chất chứa sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà. Trong đó, 10 điểm nhấn lớn của tỉnh được thể hiện rõ ở các lĩnh vực.
Xác định hiệu quả trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) khi đầu tư tại An Giang là thước đo cho sự thành công của tỉnh, với quan điểm “chính quyền kiến tạo, DN đồng hành”, An Giang luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các DN an tâm đầu tư, SXKD. Khi các điểm nghẽn chính về giao thông, nguồn nhân lực, cơ chế, chính sách được tháo gỡ, DN càng có cơ hội cùng tỉnh bứt phát vươn lên.
Từ một vùng đất phèn hoang quá, dân cư thưa thớt, giao thông gần như bị chia cắt, xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vươn mình trở thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút những dự án đầu tư lớn. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phước được tiếp sức từ nhiều nguồn lực.
Đại diện các bộ, ngành đều nhất trí việc cần làm ngay bây giờ để giảm bớt khó khăn cho khối doanh nghiệp Nhà nước là khẩn trương hoàn thiện các thông tư, nghị định sửa đổi, tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”(1). Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thời gian qua, Đảng bộ An Giang luôn chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và tạo ra những chuyển biến tích cực trong các mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức, góp phần xây dựng Đảng bộ An Giang ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Xác định việc học tập và làm theo Bác là nội dung quan trọng, thường xuyên, thời gian qua, chi, đảng bộ cơ sở trong Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện lồng ghép vào chương trình hành động, kế hoạch hàng năm.
Việc An Giang đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023 đạt 7,5% được xem là thách thức lớn. UBND tỉnh yêu cầu cần có sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Tỉnh đặt quyết tâm cao ở năm “bản lề” 2023, nhằm tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm (2021 - 2025).
Từ vùng đất bị bọn diệt chủng Pol-Pot tàn phá trong chiến tranh biên giới Tây Nam, Ba Chúc đã hồi sinh và vươn lên mạnh mẽ. Ba Chúc giờ đây trở thành một thị trấn năng động, một đô thị mang tính kết nối và là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho trục các xã biên giới Vĩnh Gia, Lạc Quới, xã dân tộc Lê Trì, xã vùng sâu Vĩnh Phước… của huyện Tri Tôn.
Tiềm năng, lợi thế của An Giang được đánh giá là rất lớn, nhưng còn vướng nhiều “điểm nghẽn” phát triển. Với vị trí, vai trò quan trọng, cần tiếp thêm những động lực để An Giang vượt qua các trở ngại lâu nay, có điều kiện bứt phá phát triển cùng vùng ĐBSCL.