Kết quả tìm kiếm cho "Bịn rịn"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 47
Khi người Việt đến khai phá, Nam Bộ là vùng đất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt tác động mạnh đến đời sống, lao động, sản xuất và tâm lý của cộng đồng cư dân. Đánh dấu sự có mặt và tồn tại, tiền nhân định ra những tên gọi dễ hiểu, gần gũi, gắn liền với đặc trưng của vùng đất, nơi ở, trở thành nơi “chôn nhau cắt rốn”.
Nếu muốn tìm đến một khu chợ nổi nguyên sơ, chân chất, “rặt” miền sông nước Nam Bộ, thì chợ nổi Long Xuyên (tỉnh An Giang) là địa điểm phù hợp. Nhịp họp chợ, nhịp buông chèo nơi đây vẫn mang hồn cốt thuở xưa, hầu như không có sự can thiệp, sắp đặt của dịch vụ du lịch (DL). Nhưng nếu chỉ khai thác DL theo cách thức cũ, thì chợ nổi Long Xuyên sẽ không thể phát huy hết tiềm năng vốn có.
Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!
Chúng tôi đã quá quen với cái lạnh lẽo, thâm trầm, được mặc định là đặc tính trời Âu. Nên thấy hè về thì hoan hỷ, sung sướng vô cùng.
Thấm thoát, mùa hè cũng đến trong những tiếng ve ngân ra rả dưới cái nắng hanh hao. Khi ấy, triền núi Sam cũng chuyển mình với sắc màu rực rỡ của mùa phượng vĩ, phảng phất chút gì đó mộng mơ pha lẫn huyền thoại về Chúa xứ Thánh Mẫu linh thiêng.
Khi nghe tiếng ve ngân vang trên cành, cũng là lúc người ta cảm nhận được mùa hạ đang về. Lúc ấy, mọi thứ dường như lặng lẽ, với nỗi buồn man mác của tuổi học trò và làm sống dậy những ký ức đẹp của những ai từng đi qua thời áo trắng.
Tối 25/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Bắc Ninh long trọng tổ chức khai mạc Festival “Về miền Quan họ-2023”, kết nối tinh hoa các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh với chủ đề "Miền di sản-Tinh hoa và bản sắc". Đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cảm giác hồi hộp, lo lắng, bịn rịn khi bước chân vào môi trường quân ngũ đã tạm lắng xuống, những chiến sĩ ấy giờ đã quen thuộc với áo lính, doanh trại, đồng đội. Chờ đợi họ trong 3 tháng đầu tiên là hàng loạt bài huấn luyện nối tiếp, thử thách lòng kiên nhẫn và rèn luyện thể lực của từng người, trước khi được tuyên thệ chiến sĩ mới.
Trong khi ở đất liền, nhà nhà đón Tết vui xuân, bộ đội Trường Sa đứng gác trong gió gào sương biển, căng thẳng theo dõi mục tiêu và làm nhiệm vụ chuyên môn. Các anh đang đối mặt với gian khổ, thầm lặng hy sinh, tất cả vì Tổ quốc đón xuân bình yên. Thế nhưng, xuân Nhâm Dần 2022 đã chớm nở trong tim của người lính ở quần đảo thân thương xa nhất của Tổ quốc.
Tôi khẽ dẫm lên lớp băng mỏng tanh trên mặt vũng nước đọng lại sau cơn mưa sáng nay. Có tiếng tách như gương vỡ. Nước tràn lên vết nứt. Chiếc lá vàng dưới đáy khẽ động mình.
“Quảng Bình là nhà tôi, khi nào rảnh việc nước thì tôi về nhà”!...
Hẹn mãi, chúng tôi mới có buổi gặp gỡ Ni sư Huyền Trang. Hơn 90 tuổi, sức khỏe suy giảm, sư bà ở bệnh viện nhiều hơn tư thất. Vậy mà, khí chất của người lính biệt động năm nào vẫn còn đó, bà rổn rảng kể chuyện xưa lẫn chuyện nay, tiếng cười pha lẫn nước mắt. Bà quý cái nghĩa, cái tình, bà sợ bị “bỏ quên”.