Kết quả tìm kiếm cho "Chuyện trong nhà ngoài xóm miệt Hậu giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 24
Từng một thời là “thủ phủ” của nghề đương đệm bàng, thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được biết đến là nơi cung cấp các sản phẩm tỉ mỉ, chất lượng từ loài cây hoang dại này. Theo thời gian, nghề đương đệm bàng dần mai một bởi nhu cầu sử dụng của xã hội không còn nhiều như trước.
Vùng đất An Giang xưa nổi tiếng là miệt “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Từ những bước chân đầu tiên trên vùng đất mới, người lưu dân đã sớm nhận ra đây là giang sơn của loài thú dữ, nhất là “Chúa sơn lâm”. Do đó, đã có những huyền thoại linh thiêng về loài vật này tồn tại trong dân gian, như ghi dấu một thời “Phá sơn lâm, đâm hà bá” của thế hệ cha ông.
Sáng 14-11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Cùng dự cuộc gặp mặt có Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và 60 cán bộ, nhà giáo tiêu biểu.
Nghề lặn sông sâu ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) được lưu truyền qua bao thế hệ. Nhiều gia đình có tới hàng chục anh em chuyên sống bằng nghề hạ bạc này.
Như phần lớn người dân ở xứ đạo, sau khi con cái yên bề gia thất, ông Nguyễn Văn Tre (68 tuổi, ngụ ấp Phú Quới, xã Phú Thành, Phú Tân, An Giang) dành toàn tâm lo việc xã hội – từ thiện. Sự đóng góp tích cực của ông nói riêng, của Đội từ thiện ấp Phú Quới nói chung đã góp phần xây dựng miền quê Phú Thành ngày càng khởi sắc, xóa dần khoảng cách vùng sâu với các xã lân cận để tăng tốc phát triển.
Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại – dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc. Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm “Thủ phủ” cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Những cánh đồng hoa dừa cạn đẹp ngút ngàn xuất hiện ngày càng nhiều trong tỉnh vô tình trở thành “điểm hẹn” thu hút khách thập phương đổ xô về tham quan chụp ảnh.
Ông Đỗ Văn Thắng (tên thường gọi Tư Ngon, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), là Tổ trưởng Tổ cất nhà Tình thương, Hội Bảo trợ người tàn tật - trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo TP. Long Xuyên) gắn bó công việc cất nhà từ thiện gần 20 năm.
An Giang không chỉ được biết đến là địa phương có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn là nơi có nhiều dân tộc cùng sinh sống cộng cư, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… và nhiều tôn giáo cùng sinh hoạt với nền văn hóa đa dạng. Cũng chính vì thế mà phong cách ẩm thực ở An Giang cũng rất phong phú với những nét đặc trưng, mang dấu ấn rất riêng.
Nhờ sự chung sức, đồng lòng của người dân cùng chính quyền địa phương, bộ mặt nông thôn quê Bác ngày càng đổi mới.
Sắc xuân còn e ấp với cái lạnh cuối đông, gió xuân còn đâu đó chưa mơn trớn trên cành mai trước ngõ.