Kết quả tìm kiếm cho "Gạo ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 674
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến khích nông dân sản xuất theo tín hiệu của thị trường, nhờ đó sản phẩm làm ra được tiêu thụ thuận lợi. Từ lúa, cá tra đến rau màu, trái cây, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đã mua để xuất khẩu, mang về cho tỉnh nhà mỗi năm gần 1 tỷ USD.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, trong đó có An Giang. Do đó, việc hỗ trợ nông dân thực hiện các biện pháp canh tác thích ứng với BĐKH đang là nhiệm vụ thiết yếu, nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất bền vững, tiếp tục khẳng định vai trò của ngành nông nghiệp trong tương lai.
Sáng 29/10, UBND huyện Châu Phú tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.
Những năm gần đây, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đã khiến việc canh tác lúa gạo gặp nhiều khó khăn, giảm năng suất và thu nhập của nông dân. Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL” (TRVC) triển khai tại 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang nhằm giải quyết vấn đề này.
An Giang đang tập trung triển khai Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao). Với sự nỗ lực của ngành nông nghiệp, các sở, ngành tỉnh và địa phương, quá trình triển khai đề án đã có những bước tiến tích cực.
Từ đầu năm tới nay, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tích cực thực hiện chuyển đổi số trên lĩnh vực du lịch (DL), nông nghiệp với những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần vào thành công chung của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số năm 2024 và những năm tiếp theo.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phối hợp Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo truyền thông với chủ đề: Vai trò, nhiệm vụ của Tổ khuyến nông cộng đồng trong tham gia Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa.
Với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh và địa phương, ngành nông nghiệp An Giang đã đạt được những kết quả tích cực. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chương trình, đề án lớn liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với tinh thần phải "yêu quý cây lúa như yêu quý chính bản thân mình" để "thổi hồn vào cây lúa", thổi sức sống mới cho ngành lúa gạo, tạo cuộc cách mạng cho cây lúa, cho ngành hàng lúa gạo và cho phát triển vùng ĐBSCL.
Ngày 13/10, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng chủ trì buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các sở, ngành liên quan về phát triển sản xuất nông nghiệp và quá trình triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Sáng 10/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Quản lý Dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL” (TRVC) An Giang phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tổ chức Hội thảo thông tin về kết quả dự án “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực ĐBSCL" năm 2024.
9 tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) huyện An Phú tiếp tục tăng trưởng. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người có công luôn được quan tâm thực hiện; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới được giữ vững…