Kết quả tìm kiếm cho "Hơn 7ha lúa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 87
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Cầu Châu Đốc dự kiến thông xe vào sáng 23/4; tuyến tránh TP. Long Xuyên nỗ lực hoàn thành vào cuối tháng 6 năm nay; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ... Những công trình giao thông trọng điểm được kỳ vọng sẽ mở lối phát triển mới cho An Giang.
Khí thế lao động hối hả trên khắp các cánh đồng hứa hẹn một năm mới thắng lợi, mùa màng bội thu cho vụ đông xuân.
Sau thời gian thu hoạch rộ để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thời điểm này, nhà vườn tích cực chăm sóc để vườn cây ăn trái phát triển tốt, đảm bảo năng suất, sản lượng cho những vụ tiếp theo.
Bước vào mùa khô năm 2024, nắng nóng xuất hiện sớm và khá gay gắt, nền nhiệt độ cao hơn, ít mưa... khiến các thảm thực bì, vỏ cây rừng trở nên khô, dễ cháy. Nhiều khu vực rừng trên địa bàn tỉnh đã nâng mức cảnh báo lên cấp V - cấp cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh lực lượng kiểm lâm, quân sự, công an, trách nhiệm bảo vệ rừng đòi hỏi ý thức của người dân, khách hành hương.
Cây lúa mùa nổi có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp nhưng tự thân phát triển, hầu như không tốn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc. Khi nông dân vừa tận dụng được gốc rạ, đất đai màu mỡ để canh tác rau màu, vừa được bao tiêu lúa giá cao, có thể tận dụng phát triển du lịch (DL) sinh thái, cây lúa mùa nổi sẽ có cơ hội nhân rộng.
Về lại các xã nông thôn mới (NTM) trên vùng đất ông Thoại những ngày cuối năm, ngoài sắc Xuân của đất trời, mùa Xuân của lòng người cũng đang hiện diện. Đó là niềm hân hoan và phấn khởi khi 14/14 xã của huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang) đều đã “cán đích” NTM nâng cao. Đánh dấu bước ngoặt lớn cho sự phát triển, chuyển mình của vùng quê.
Những năm qua, An Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), chuyển đổi số, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hóa, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao hàm lượng KH&CN, chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, mở rộng thêm cơ hội xuất khẩu.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng sản xuất nông nghiệp đặc thù, TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống nông dân, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển du lịch (DL) ở địa phương.
Với mô hình chăn nuôi gà theo hướng chăn thả tự nhiên và sử dụng thức ăn có pha trộn dược liệu sẵn có ở địa phương, anh Cường thu lãi cả trăm triệu mỗi năm.
Từ ngày 27-30/7, cơn bão số 2 và những cơn mưa lớn trên diện rộng đã gây thiệt hại về nông nghiệp và nhà cửa trên địa bàn TX.Tịnh Biên (tỉnh An Giang).