Kết quả tìm kiếm cho "Hội thao Người cao tuổi tỉnh An Giang"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 2369
Ngày càng có nhiều thanh niên nông thôn mong muốn góp phần xây dựng vùng quê xanh, sạch, đẹp qua những dự án khởi nghiệp của mình. Điều này không chỉ mang lại ý nghĩa xã hội, mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.
Ngày 14/11, trên vùng đất địa đầu biên giới Tây Nam, UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 200 năm hoàn thành kênh Vĩnh Tế (1824 - 2024), tưởng niệm 198 năm Ngày mất bà Châu Thị Tế (1826 - 2024) và Hội thảo khoa học cấp quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai”. Đây là sự kiện chính trị, lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang với các bậc tiền nhân đã có công mở cõi.
Đến hẹn lại lên, tiếp nối những ngày Tết Nguyên đán rộn ràng là Ngày hội Biên phòng toàn dân. Chuỗi hoạt động dài hơi, phong phú được tổ chức ở tất cả xã, phường, thị trấn biên giới của tỉnh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân. Từ đó, tạo khí thế vui tươi, sôi nổi, biểu dương, cổ vũ, động viên cán bộ, Nhân dân, lực lượng vũ trang và Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ra sức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới.
Thành công từ mô hình điểm trong thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, UBND huyện An Phú tiếp tục mở rộng diện tích, hỗ trợ nông dân biện pháp kỹ thuật, kết nối đầu ra nhằm gia tăng lợi nhuận.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
ThS. Trần Ngọc Phương Anh (Trưởng trại Thực nghiệm khoa học và công nghệ (KH&CN) - Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang) làm chủ nhiệm dự án: “Ứng dụng và hoàn thiện quy trình xử lý ra hoa nghịch vụ cho cây sầu riêng Ri-6 và Dona tại tỉnh An Giang”. Thời gian thực hiện từ tháng 4/2024 đến tháng 4/2025, tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng, trong đó nguồn sự nghiệp KH&CN hỗ trợ trên 268 triệu đồng.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, cải thiện chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) và phát triển kinh tế - xã hội. Không nằm ngoài xu thế này, An Giang đang đẩy mạnh chuyển đổi số trên các lĩnh vực.
Phong trào bóng chuyền hơi phát triển rộng khắp, trở thành sân chơi bổ ích, lý thú, giúp người dân tăng cường sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần. Nhờ yếu tố dễ chơi, không có nhiều quy định về kỹ thuật nên đây là môn thể thao dành cho mọi đối tượng, đặc biệt là nữ công nhân viên chức, lao động.
Sinh ra trong gia đình nông dân ở xã Vĩnh An (huyện Châu Thành), Vũ Thị Quế Trâm bén duyên với võ thuật từ cấp THCS, được phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng dần. Trưởng thành, cô gái nhỏ nhắn lại quyết tâm đi nghĩa vụ quân sự, khoác lên mình quân phục của bộ đội biên phòng (BĐBP). Hai yếu tố này cộng hưởng, mang đến thành tích đáng nể đầu tiên cho Trâm và cho cả BĐBP tỉnh An Giang.
Bệnh viện Sản - Nhi An Giang là bệnh viện chuyên khoa hạng II, tuyến chuyên môn cao nhất về khám, chữa bệnh (KCB) trong lĩnh vực sản phụ khoa và nhi khoa của tỉnh, mang trọng trách chăm sóc sức khỏe cho 2 đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội (phụ nữ và trẻ em).
Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.
Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, hội nông dân các cấp trong tỉnh quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thể dục - thể thao (TDTT) để hội viên, nông dân rèn luyện thể chất, có thêm động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao.