Kết quả tìm kiếm cho "Nghề làm chậu kiểng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 338
Chiều 27 Tết, thương hồ khắp nơi neo chiếc ghe chành mũi đỏ cặp con rạch Long Xuyên mang đủ thứ hoa kiểng lên chào hàng nườm nượp. Khi gió Đông se sắt cũng là lúc lòng người nôn nao đến chợ mua hoa, kiểng chưng trong nhà để đón Tết cổ truyền trong niềm rộn ràng.
Hiện, các chợ hoa Tết trên địa bàn An Giang đã đông vui náo nhiệt, đa dạng các loại hoa và cây cảnh phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Với nguồn cung cây cảnh, hoa Tết dồi dào, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
Những ngày này, người dân TX. Tịnh Biên đang nô nức đón chào xuân mới. Về vùng đất biên cương, người ta thấy rõ sự đổi thay với những căn nhà khang trang, những con đường rộng mở và hoạt động chào Xuân mới vui tươi, phong phú, đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân.
Cận Tết, người dân tất bật mua sắm, trang hoàng nhà cửa, đoàn viên sum họp cùng gia đình, để đón năm mới. Thời gian này cũng là cơ hội tốt nhất trong năm để người lao động nỗ lực “cày” kiếm tiền mua sắm, sửa sang nhà cửa đón Tết cổ truyền của dân tộc thêm đủ đầy…
Những ngày này, dạo quanh Chợ hoa Xuân TP. Long Xuyên bày rất nhiều hoa, cây kiểng, trong đó không thể nhắc đến mai vàng. Mai được các nhà vườn, nghệ nhân sưu tầm, nuôi dưỡng, chăm sóc rất tỉ mỉ, đẹp mắt. Nhiều cây có tuổi thọ lâu năm, thể hiện sự độc lạ và giá cả khá cao bởi sự quý hiếm.
Ngày Tết, nếu như miền Bắc trưng hoa đào, thì miền Nam nhất định phải có hoa mai. Màu vàng rực rỡ của hoa mai là màu hoàng kim, màu của sự sang trọng, tốt đẹp… làm tươi vui cả trời Xuân, đem lại những điều may mắn.
Thời gian qua, du lịch (DL) đường sông rộ lên như một xu thế DL thu hút đông du khách. An Giang có điều kiện rất thuận lợi để phát triển DL đường sông, cùng với nhiều di sản văn hóa ven sông, nên có lợi thế để tạo ra những sản phẩm khác biệt.
Năm nào cũng vậy, khoảng đầu tháng 12 âm lịch, gia đình ông Trần Tấn Minh (sinh năm 1967, ngụ ấp Vĩnh Trung, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn) lại tất bật chăm lo công đoạn cuối cùng cho nhiều loại hoa bán dịp Tết, thấp thỏm chờ người đặt mua.
Tỉnh xác định phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; là động lực quan trọng để thực hiện quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh và nâng cao đời sống Nhân dân. Từ đó, An Giang đã tăng cường phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất và đời sống, đạt nhiều kết quả.
Còn chưa đầy 1 tháng là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, những ngày này, bà con nông dân tại Làng hoa An Thạnh đang tất bật chuẩn bị những giai đoạn cuối cùng cho vụ hoa Tết của mình.
Thời gian qua, huyện Châu Thành tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm, nhằm tái cơ cấu nông nghiệp. Trong đó, quan tâm hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao.
Thật ra, làng Chăm Đa Phước (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú) được xem là một trong số ít làng Chăm của tỉnh chịu khó “mở cửa” thu hút du lịch (DL). Tuy nhiên, quá trình ấy vẫn chưa thu hút du khách đông đảo, vì dường như còn thiếu điểm nhấn.