Kết quả tìm kiếm cho "Tổng giám đốc điều hành WB"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 156
Năm 2023, Việt Nam đã ứng phó linh hoạt và hóa giải hiệu quả các "cơn gió ngược" để tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng...
Trong khi nhiều tỉnh công nghiệp vẫn còn “ngấm đòn” sau đại dịch COVID-19 thì một tỉnh nông nghiệp như An Giang cho thấy khả năng phục hồi tốt. Nông nghiệp tiếp tục sẽ là “bệ đỡ” vững chắc thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển, hướng đến hoàn thành chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025; tận dụng cơ hội bứt phá trước xu hướng nông nghiệp xanh, bền vững.
Uy tín và sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam nằm ở tinh thần Cách mạng, tinh thần phê và tự phê của từng đảng viên. Đây là nhận định của tiến sĩ Ruvislei González Saéz, một trong những chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh.
Sau khi nước ta bị thực dân Pháp thôn tính, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc liên tục nổi lên. Do thiếu đường lối đúng nên tất cả đều thất bại. Cả dân tộc mất phương hướng, đắm chìm trong khủng hoảng. Đảng ra đời đã dẫn lối, chỉ đường, đưa dân tộc Việt Nam thoát xích xiềng nô lệ, vươn ra ánh sáng độc lập, tự do.
Năm 2023, thị trường gạo toàn cầu chứng kiến sự biến động mạnh do lệnh hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thêm vào đó, tình trạng biến đổi khí hậu, nhất là hiện tượng thời tiết El Nino diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng tới các nước sản xuất gạo chủ chốt. Giá gạo thế giới tăng cao và nguồn cung hạn hẹp trở thành mối nguy mới đối với an ninh lương thực toàn cầu.
Năm 2023 trở thành 'điểm nóng' của nhiều sự kiện thế giới nổi bật với sự trỗi dậy của Trí tuệ nhân tạo hay những bứt phá chinh phục vũ trụ. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi những khó khăn gây ra bởi hiện tượng khí hậu khắc nghiệt hay căng thẳng xung đột leo thang ở Trung Đông.
Nhân sự kiện Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã phát động triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Đề án tạo sức hút lớn khi các tổ chức quốc tế có uy tín cam kết đồng hành.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, song Việt Nam đang thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác nhờ nới lỏng dần chính sách tiền tệ như giảm lãi suất, cắt giảm thuế và mở rộng đầu tư chi tiêu công. Đây cũng là lý do Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư ngoại.
Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 5/12, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, đã diễn ra Lễ khai mạc trọng thể và Phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ nhất.
Nhu cầu lương thực thế giới lớn, trong khi nguồn cung sụt giảm, tạo lợi thế lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam, nhất là vùng ĐBSCL khi có thể tổ chức canh tác liên tục quanh năm. Đây là cơ hội để vùng đất “Chín Rồng” cùng nhau xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, với sự tham gia của đầy đủ các thành phần trong hệ sinh thái lúa gạo.
Theo Bộ Tài chính, tổng trị giá của các giải pháp miễn, giảm, gia hạn các loại thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2023 khoảng 196 nghìn tỷ đồng và tính đến tháng 9 năm 2023 đã thực hiện khoảng 152,2 nghìn tỷ đồng.
Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn không phải là điều gì đó xa vời; dù là nông dân, bạn trẻ khởi nghiệp, doanh nghiệp (DN) nhỏ hay tập đoàn lớn đều có thể tận dụng thành công. Trong bối cảnh mà cả thế giới đang hướng đến tăng trưởng xanh, nỗ lực giảm phát thải, “zero carbon”, nền nông nghiệp An Giang, cũng như vùng ĐBSCL đứng trước cơ hội đột phá mới.