Kết quả tìm kiếm cho "Xã Văn hóa nông thôn mới"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 9687
Không còn là đặc sản của những quán cà phê hiện đại giữa thành phố, máy pha cà phê chuyên dụng xuất hiện ở nhiều nơi như ven quốc lộ, trước sân nhà cấp 4, thậm chí giữa vùng quê miền Tây. Cơn sốt cà phê pha máy lan rộng với từng ly cà phê nóng hổi được pha tại chỗ góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người dân.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện với nhiều cách làm hay, mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
“Hãy mơ giấc mơ lớn hơn cho nông nghiệp An Giang”, lời nhắn gửi của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan trong chuyến công tác tại An Giang ngày 13/7 là lời khuyên, lời hiệu triệu cho sự đổi mới tư duy trong ngành nông nghiệp. Theo đồng chí Lê Minh Hoan, đã đến lúc doanh nghiệp và nông dân trong tỉnh cần nghĩ xa hơn, phạm vi rộng hơn, rồi hiện thực hóa bằng hành động theo lộ trình cụ thể để xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập sâu với thế giới.
Sau khi sáp nhập, xã Tân Hội từng ngày khẳng định bước chuyển mạnh mẽ. Phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở, Đảng ủy xã Tân Hội đã lãnh đạo hệ thống chính trị triển khai hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền liêm chính, lấy người dân làm trung tâm phục vụ.
Những năm gần đây, cùng với sản xuất lúa truyền thống, nông dân xã Thạnh Đông thực hiện thêm nhiều mô hình nông nghiệp mới như nuôi lươn không bùn, nuôi ốc lác, trồng nấm rơm trong nhà... mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, từng bước nâng cao thu nhập.
Ngày 14/7, Đại hội đại biểu Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030 đã hiệp thương suy cử Ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa gồm 15 đại biểu; ông Nguyễn Ngọc Trác được suy cử giữ chức Trưởng ban Trị sự Trung ương Phật hội Tứ Ân Hiếu Nghĩa nhiệm kỳ 2025-2030.
Trong 2 ngày 13 - 14/7, tại Hội trường Đảng ủy - HĐND - Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Trụ (Hưng Yên), Đảng bộ xã Nghĩa Trụ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Đại hội.
Sáng 14/7, tại Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2025-2030”, do Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chia sẻ nhiều nhận định sâu sắc và đề xuất quan trọng nhằm tháo gỡ “nút thắt” phát triển, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của An Giang.
Từ định hướng xuyên suốt của Đảng về phát triển văn hóa và xây dựng con người mới, An Giang cụ thể hóa bằng nhiều chương trình, kế hoạch hành động triển khai sâu rộng trong đời sống Nhân dân. Qua đó, từng bước xây dựng hình ảnh, con người An Giang mới hiện đại, nhân ái, trách nhiệm, làm nền tảng phát triển bền vững.
25 tuổi đời, hơn 3 năm tuổi Đảng,, Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Phú Mỹ đã ghi dấu bằng nhiều việc làm thiết thực, gần gũi Nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và giữ vững an ninh chủ quyền biên giới quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương, tuy nhiên việc hợp nhất đơn vị hành chính từ 63 tỉnh, thành phố xuống còn 34 tỉnh, thành mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít băn khoăn với các chủ thể OCOP. Khi tên tỉnh, thành thay đổi, điều quan trọng là làm sao giữ được giá trị văn hóa, vùng nguyên liệu và thương hiệu truyền thống.