Kết quả tìm kiếm cho "gắn với đặc sản thốt nốt"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 361
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Mờ sáng, vùng Bảy Núi đang vào mùa lấy mật thốt nốt. Có mặt tại cánh “rừng” thốt nốt tại phường An Phú (TX. Tịnh Biên) mới thấy hết không khí tất bật của người leo và người chở thốt nốt về nấu thành những tán đường thơm ngon nức tiếng. Ngày nay, nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Toàn tỉnh An Giang hiện có 152 sản phẩm đã đánh giá và phân hạng theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ 3 sao trở lên. Tất cả đều là sản phẩm đặc trưng của tỉnh, áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, phong phú về chủng loại, có minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.
Trong năm 2024, Hội Nông dân TX. Tịnh Biên tích cực tư vấn dịch vụ, hỗ trợ vốn cho hội viên, nông dân tại địa phương; thực hiện tốt các phong trào nông dân, khuyến khích bà con nỗ lực sản xuất – kinh doanh (SXKD) và tham gia xây dựng nông thôn mới.
Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế.
Tiếp tục những chuyến đi theo niềm đam mê, tôi quyết tâm chinh phục đỉnh núi Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) với mong muốn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Dù không nằm trong bảy ngọn của Thất Sơn hùng vĩ, núi Cậu vẫn sở hữu khung cảnh hữu tình và huyền thoại tâm linh độc đáo.
Duy trì và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm tỉnh An Giang phát triển sản phẩm đặc trưng. Các sản phẩm này đã và đang được du khách gần xa biết đến, tạo điểm nhấn trong việc phát triển du lịch địa phương.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.
Đi qua vùng nông thôn của TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, khung cảnh những hàng cây thốt nốt vươn cao trên cánh đồng lúa “vẽ” nên bức tranh quê bình dị tạo ấn tượng đặc biệt với du khách khi đến vùng Bảy Núi.
Ngày 4/10, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Tiếc Hùng dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi giám sát tại huyện Tri Tôn. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tri Tôn Cao Quang Liêm, Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị số 7 tiếp và làm việc với đoàn.
Phát huy vai trò cầu nối giữa nông dân với cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, Hội Nông dân huyện Tri Tôn đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Điều này mang lại ý nghĩa quan trọng đối với đời sống người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer trên địa bàn huyện.
Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Nhà thi đấu đa năng huyện Tri Tôn đã giải quyết “bài toán” thiếu sân bãi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao (TDTT). Đồng thời, góp phần phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân trên địa bàn huyện Tri Tôn nói chung, thị trấn Tri Tôn và các địa phương lân cận nói riêng.