Kết quả tìm kiếm cho "giải ĐBSCL mở rộng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 1010
Trước yêu cầu đổi mới và phát triển bền vững, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ TX. Tân Châu đã và đang tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.
Năm 2025, An Giang tiếp tục khẳng định quyết tâm thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây là chương trình trọng điểm, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm địa phương và tạo động lực phát triển bền vững cho cộng đồng.
Thành lập cuối tháng 3/1995, Trung tâm Khuyến nông An Giang đã có 30 năm đồng hành cùng nông dân tỉnh nhà. Ngành khuyến nông đã phát huy vai trò tích cực trong việc chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn An Giang.
Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì, phối hợp trung tâm khuyến nông các địa phương triển khai trong vụ đông xuân 2024 – 2025, dưới sự chủ trì của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Với 6 mô hình tại tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP. Cần Thơ, quy mô 300ha, dự án thu hút 127 hộ nông dân tham gia, tiếp cận hàng ngàn lượt nông dân khác.
Trong quý I/2025, Hội Nông dân tỉnh yêu cầu các cấp hội trong tỉnh tập trung củng cố tổ chức, phát huy vai trò hỗ trợ nông dân. Tăng cường tuyên truyền, định hướng để nông dân tham gia tích cực phát triển sản xuất và các phong trào tại địa phương.
Ngày 24/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân Nguyễn Quốc Bảo cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Môi Trường; Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện đến thăm mô hình tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” (gọi tắt là đề án 1 triệu héc-ta” tại xã Hiệp Xương.
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Châu Phú, với cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đạt hiệu quả tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.
Cử tri kiến nghị thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi, nắm bắt nhu cầu, phối hợp giải quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của đơn vị, doanh nghiệp
Trước cao điểm mùa khô năm 2025, UBND tỉnh yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ huy tỉnh), cùng các ngành, địa phương chủ động các phương án ứng phó xâm nhập mặn, bảo đảm an toàn cho sản xuất và phục vụ dân sinh.
Tại ĐBSCL, mùa vụ chính của sầu riêng thường rơi vào tháng 3 - 4 âm lịch, trùng vụ thu hoạch của Thái Lan, khiến giá bán giảm do nguồn cung dồi dào. Trong khi đó, nếu chủ động xử lý ra hoa nghịch vụ, thu hoạch vào khoảng tháng 11 âm lịch hoặc sau Tết (tháng 1 - 2 âm lịch), giá sầu riêng có thể cao gấp 1,5 - 2 lần do nguồn cung khan hiếm. Điều này giúp nông dân tối ưu hóa lợi nhuận và góp phần cân bằng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
An Giang - vùng đất giàu tiềm năng của ĐBSCL, đứng trước cơ hội lớn để bứt phá và đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% vào năm 2025. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, tỉnh cần có sự quyết tâm cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, An Giang hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu này, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Là địa phương có sản lượng lúa gạo thuộc top đầu khu vực ĐBSCL, An Giang đang nỗ lực nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đến các thị trường khó tính.