Kết quả tìm kiếm cho "giẫm phải vật nhỏ xíu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 59
'Chuyến tàu mang tên tuổi thơ đã cập bến, xin mời quý khách ổn định chỗ ngồi để chúng ta bắt đầu khởi hành'. Mỗi khi mùa hè chạm ngõ, tiếng ve rộn ràng trên những cây phượng già đỏ thắm, người lớn lại nao nao nhớ về một thời niên thiếu không bao giờ có thể trở lại.
Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là tên khác không mấy quen thuộc của núi Sam, ngọn núi nổi tiếng ở TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang). Điều thú vị, núi Sam không thuộc “năm non bảy núi” của vùng Thất Sơn, nhưng lại là điểm đến rất đáng trải nghiệm, bởi sự an yên như thuở nào.
Cá trê được xiên dọc bụng, đem thui trên lửa rơm cho đến khi thịt cá căng lên, nứt và phát ra tiếng xèo xèo.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều; cần uống tối thiếu 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Thấy khách hành hương ở xa đến miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, không rành việc cúng viếng, Sơn và Long đã lợi dụng thủ đoạn bán nhang để tìm cách cưỡng đoạt tiền của khách. Hậu quả, cả 2 phải vào tù.
Đó là 2 hoàn cảnh vừa nghèo khó, vừa chịu đựng căn bệnh mãn tính kéo dài. Sau thời gian tích cực chữa trị, các gia đình không còn khả năng xoay xở, họ rất cần sự chia sẻ, giúp đỡ từ cộng đồng.
Ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) có một “cồn của cồn”, nằm biệt lập trên sông Hậu. Chính sự biệt lập ấy khiến nơi đây có cuộc sống bình yên rất riêng, đậm nét sông nước miền Tây.
Ba anh em Lày Vĩnh Phú, Lày Vĩnh Phát, Lày Vĩnh Quý (dân tộc thiểu số (DTTS) Hoa, ngụ ấp Bà Bài, xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) mang tuổi thơ thiếu tròn vẹn, khi cha rời bỏ nhân thế vì bạo bệnh. Đôi vai mong manh của mẹ chẳng thể nào lo chu toàn cho cả nhà. Vậy là, các em được “những người cha quân hàm xanh” nhận đỡ đầu.
Với thế hệ 8X, 9X trở về trước, kẹo kéo là món ăn vặt cực kỳ quen thuộc, trong thời điểm bánh kẹo chẳng phong phú như bây giờ. Hương vị ấy được duy trì đến nay, vẫn quến đầu lưỡi người ăn như thuở nào…
Mùa lũ đang ào ạt đổ về đầu nguồn. Đó cũng là lúc người lớn ngụp lặn mưu sinh, còn con trẻ ngụp lặn đi tìm chữ. Trường gần thôi, mà bỗng hóa xa xôi, khi nước xóa nhòa mọi ranh giới…
Trong con hẻm nhỏ ở chợ Mỹ Lương (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), có căn nhà không rộng lắm, chìm trong màu sắc của đèn lồng giấy. Khách phương xa đến thăm, nghe lòng mình chìm đắm vào ký ức xa xưa, nhớ quay quắt thời thơ ấu. Khi ấy, hạnh phúc giản đơn đến mức gói gọn trong chiếc đèn lồng mỏng manh…
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.