Kết quả tìm kiếm cho "giật hụi"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 25
Bắt đầu cuộc trò chuyện, mấy người bạn phương xa đều hỏi tôi: “Con nước năm nay thế nào?”. Họ nhớ man mác mùa nước nổi năm xưa, lạ lẫm nhìn cánh đồng bàng bạc một màu nước kéo dài đến chân trời, nhớ vị cá linh điên điển, nhớ không gian miệt vườn Nam Bộ. Nhưng họ nhớ một, thì người quê xứ này lại nhớ đến mười. Con nước ngày càng đỏng đảnh, dùng dằng đến trễ đi sớm, bỏ mặc bao người thương mong…
Sau khi có hơi men trong người, trên đường trở về nhà, Lê Bảo Tâm (sinh năm 1991, ngụ ấp Phú Thuận A, xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) nhớ lại việc bà N.T.T.L (sinh năm 1955, hàng xóm) nhờ qua kiểm tra hệ thống nước, nên ghé lại. Ý tốt bỗng chuyển thành ý đồ xấu trong tích tắc, đưa Tâm vào vòng lao lý.
Chơi hụi (hội) được xem như là một hình thức góp vốn với nhiều cách thức để người làm chủ đầu hụi và chơi hụi hưởng hoa hồng, lời lỗ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người nào tham gia chơi hụi cũng được êm xuôi, nếu không rõ ràng, minh bạch sẽ phát sinh mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, gây thương tích. Điển hình như vụ việc xảy ra tại thị trấn Cái Dầu (Châu Phú, An Giang) giữa Đ.T.C.N (sinh năm 1983, chủ hụi) và L.T.K.C (sinh năm 1983, hụi viên) cũng vì giành hốt hụi.
Lời Tòa soạn: “Lão” là từ tự xưng của ông Hoa Sĩ Hiền (ngụ xã Tân An, TX. Tân Châu, An Giang), dù ông mới bước sang ngũ tuần. Trong phóng sự này, tôi muốn kể lại theo cách riêng, về một nông dân miền Tây đi chân đất trên mảnh ruộng quê hương. Bao nhiêu khắc khổ, cực nhọc, vất vả, ông chọn về mình, để trả lại cho đời “mật ngọt” – hơn 50 giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngày 4-10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, do Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu và Ủy viên Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Trưởng Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên Trường Đại học An Giang Hồ Thanh Bình đã tiếp xúc trên 100 cử tri xã Mỹ Hiệp (Chợ Mới) trước kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội Khóa XIV.
Bản chất ban đầu của hụi là hoạt động góp vốn, mang tính chất tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Nhưng lâu nay, nó đã biến tướng thành hình thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia chơi hụi.
Chủ hụi nói “bể hụi”, rồi đóng cửa nhà đi vắng nhiều ngày khiến ít nhất 40 hụi viên ở 2 ấp Vĩnh Thuận và Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành)… phải truy tìm. Không gặp được, họ làm đơn khiếu nại, tố cáo nhiều nơi, yêu cầu xử lý hình sự đối với vợ chồng người chủ hụi về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
33 hụi viên (ngụ ấp Hòa Tây A, xã Phú Thuận, Thoại Sơn) làm đơn khiếu nại mẹ con chủ hụi Huỳnh Thị M.E., Nguyễn Thị M.L. (ngụ cùng ấp). Họ cho rằng 2 người này tuyên bố “vỡ hụi”, nhưng thật ra đang có ý đồ chiếm đoạt tài sản của hụi viên.
Bà Lê Thị Sửng (sinh năm 1962, ngụ tổ 5, ấp Khánh Châu, xã Khánh Hòa, Châu Phú) đang bị kê biên tài sản để thi hành án, nhiều bà con lân cận có nguy cơ mất trắng số tiền lớn. Tất cả chỉ vì chủ hụi đã nhiều ngày “vắng mặt”.
Từ một hình thức huy động vốn hiệu quả, dần dà hụi đã bị biến tướng, trở thành “cho vay nặng lãi” ở một số nơi. Những vụ vỡ hụi xảy ra khiến không ít gia đình lâm vào cảnh bế tắc trong cuộc sống, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo khó. Thế nhưng, hụi vẫn tiếp tục tồn tại, vẫn có nguy cơ bị giật hụi khi người chơi không biết cách tự bảo vệ mình.
Bà Diệu nói dối là vay tiền để đáo hạn ngân hàng, vay dùm người thân làm ăn... rồi chiếm đoạt gần 8 tỉ đồng.
Cơn gió bấc se lạnh bất chợt chuyển mình xao xuyến, nhường chỗ cho tiết xuân ấm áp hát khúc khải hoàn. Đây là lúc ngư dân canh theo con nước quăng chài, thả lưới hoặc tát đìa bắt cá làm khô, mắm ăn Tết.