Kết quả tìm kiếm cho "giống quýt bản địa"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 164
Những năm qua, nông dân xã Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) tích cực thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng bền vững, gắn với những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Với lợi thế cây trồng được phát huy, đàn vật nuôi phát triển ổn định, ngành hàng cá tra từng bước phục hồi, nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng tốt, thể hiện vai trò là trụ cột quan trọng của kinh tế An Giang. Dự báo từ nay đến cuối năm 2024, giá bán một số mặt hàng nông sản tiếp tục duy trì ở mức cao, xuất khẩu nông sản có nhiều bước tiến mới, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của ngành nông nghiệp.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, đòi hỏi nông sản phải có chất lượng tốt, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn. Để gia tăng giá trị nông sản theo hướng bền vững, cần có sự tham gia của doanh nghiệp (DN) trong liên kết xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng.
Tuy chiếm diện tích nhỏ so với cây lúa, nhưng rau màu, cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, việc chăm sóc đòi hỏi kỳ công hơn. Tổ chức sản xuất tốt theo kế hoạch, bảo vệ cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp và liên kết tiêu thụ sản phẩm là những ưu tiên hàng đầu đối với rau màu, cây ăn trái.
Phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, phù hợp định hướng cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại, hiệu quả; chuyển đổi tư duy của nông dân từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Những năm qua, triển khai Chương trình hành động 06-CTr/TU, ngày 29/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lĩnh vực này, toàn tỉnh đạt những kết quả bước đầu.
Trên cùng đơn vị diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây ngắn ngày khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh gắn với cấp mã số vùng trồng, liên kết doanh nghiệp (DN) tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài cho sản phẩm cây ăn trái.
Sau thời gian nghiên cứu, thử nghiệm trồng tiêu “ký sinh” thân cây dừa, lão nông Đặng Văn Cấp (75 tuổi, trú thôn Thạch Long 1, xã Ân Tường Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) thu tiền tỷ mỗi năm.
Việc ra mắt Chi hội nghề nghiệp “hồng quân núi Két” tại khóm Núi Két (phường Thới Sơn), Hội Nông dân TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đang từng bước thực hiện mục tiêu giúp nông dân xứ núi khai thác triệt để thế mạnh đặc sản vùng miền, bằng cách nâng cao kỹ thuật canh tác, hướng tới đa dạng hóa phương pháp chế biến, đưa trái hồng quân đến với những thị trường tiềm năng.
Những năm gần đây, rất nhiều gia đình nuôi thú cưng, nhiều nhất là chó kiểng. Các giống chó được chọn nuôi, như: Poodle, Corgi, Pom, Phóc Sóc… bởi đặc điểm của các giống chó này có bộ lông xù lạ mắt, hình dáng dễ thương, hiền, đặc biệt rất khôn ngoan. Từ đó, nhu cầu chăm sóc, làm đẹp cho thú cưng ngày một tăng. Nắm bắt được xu hướng này, nghề “spa” thú cưng được một số bạn trẻ lựa chọn.
Tan giờ làm, Thủy đón con như thường lệ. Cửa cổng hôm nay không đóng. Đoán nhà có khách, Thủy tắt máy dẫn xe vào sân.
Khanh ngồi xuống ghế, trong lúc chờ đợi Ngân Hoa, cô chọn mở màn bằng Serenade của Schubert. Đó là một bài nhạc quen thuộc, quen đến mức cô như hòa vào nó ngay từng phím đàn...
Tỉnh dậy với cái trán mướt mát mồ hôi, hắn đạp tung tấm mền mỏng đắp ngang bụng ra. Tiếng rè rè quen thuộc từ chiếc máy lạnh second hand đã tắt lịm từ lúc nào. Căn phòng hơn chục mét vuông như thu nhỏ lại, nóng như cái lò bát quái. Không khí trong phòng không giãn ra theo cái nóng, mà quánh lại đến khó thở.