Kết quả tìm kiếm cho "thuê bàn ghế"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 653
Không biết từ thuở nào, xe lôi đạp có tên là “xe vua”. Ngỡ đâu, loại xe này đã “thất truyền” trong thời buổi xe gắn máy, xe ôtô phổ biến. Nhưng ở vùng đất du lịch Châu Đốc (tỉnh An Giang), “xe vua” nhan nhản khắp nơi, xuất hiện ở từng con đường, tạo nên nét đặc trưng hiếm có.
Ngày nay, nông dân trồng rẫy bớt cơ cực nhờ vùng nông thôn hình thành dịch vụ làm thuê “tất tần tật” rất tiện lợi. Trong đó, cuốc đất lên liếp được xem là khâu nhọc nhằn nhất, cũng có “tập đoàn” cuốc mướn đảm trách nhanh, gọn.
Các quốc gia Đông Nam Á ngày càng quan tâm đến BRICS nhằm đa dạng hóa quan hệ ngoại giao và kinh tế. Tuy nhiên, điều này cũng có thể đặt ra một số thách đối với Đông Nam Á và ASEAN.
Nhiều lần gặp lại hình ảnh “bác tài” gồng mình chở khách, chở hàng trên chiếc xe lôi đạp, tôi có chút bồi hồi cho cái nghề quá vãng. Rồi đây, xe lôi đạp liệu có còn xuất hiện trên phố xá đông vui, khi xã hội đang ở thời hiện đại với đủ thứ phương tiện giao thông?
Sự kết hợp giữa tài nguyên thiên nhiên phong phú, nét văn hóa lâu đời và quyết tâm phát triển du lịch (DL) bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển nông thôn của người dân… đã tạo sức hút cho Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) trở thành điểm đến tiềm năng, ấn tượng đối với du khách trong và ngoài nước.
Sau khi bị công an phát hiện hành vi vận chuyển hàng cấm, Võ Ngọc Thanh (sinh năm 1995, ngụ xã An Hòa, huyện Châu Thành) "bỏ của chạy lấy người", tẩu thoát khỏi hiện trường. Tuy nhiên, biết không thể thoát được, Thanh đầu thú, khai nhận tất cả.
Chỉ vì muốn có 10 USD, Tang Hour (sinh năm 1982, ngụ TP. Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia) đã nhận vận chuyển nữ trang vàng giúp người lạ qua biên giới. Nguyễn Quang Trưởng (sinh năm 1970, ngụ thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn) giữ vai trò giúp sức. Hậu quả, cả 2 cùng chịu hình phạt tù.
Gia cảnh vốn nghèo khó, chẳng may ngã bệnh, nên cuộc sống gia đình ông Đoàn Văn La (57 tuổi) và ông Trần Văn Hiện (70 tuổi, cùng ngụ khóm Xuân Biên, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên) rơi vào cảnh túng quẫn. Họ rất cần sự giúp đỡ, sẻ chia từ những tấm lòng nhân ái.
Với khoảng 8.000 lễ hội được tổ chức trải dài khắp đất nước, lễ hội không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân, mà còn thể hiện tinh thần gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Người làm báo chúng tôi thích viết về câu chuyện "an cư lạc nghiệp" của người nghèo, người gặp khó khăn về nhà ở. Mỗi người là một câu chuyện riêng, hoàn cảnh riêng, nhưng luôn chung niềm hạnh phúc dưới mái nhà vững chãi mới. Niềm hạnh phúc ấy lan tỏa lạ kỳ, như mang Xuân về cùng cuộc sống.
Tết năm nào cũng vậy, thương hồ miệt dưới rẽ nước sông sâu dong chiếc ghe chành chở đủ thứ hoa kiểng đậu tấp nập tại bờ rạch Long Xuyên. Khi cơn bấc se lạnh, người dân nhìn thấy hình ảnh quen thuộc này cũng là lúc Xuân đang đến.
Mùa Xuân, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ đông. Và ở những làng nghề, nghề truyền thống, không khí cũng trở nên nhộn nhịp, tấp nập hơn bao giờ hết.