Kết quả tìm kiếm cho "với tổng mức đầu tư 39.800 tỷ đồng"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 97
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh là động lực quan trọng để thu hút nguồn lực cho phát triển. Những năm qua, An Giang chú trọng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), xem đây là thước đo quan trọng, khách quan trong đánh giá chất lượng điều hành kinh tế - xã hội của chính quyền, mức độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh qua từng năm. Từ đó, có giải pháp phù hợp trong chiến lược phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và người dân, thu hút tối đa các nguồn lực cho phát triển.
Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được xem là tiền đề quan trọng để đổi mới hệ thống tổ chức; quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, sau 6 năm triển khai, một số bất cập xuất hiện, rất cần tháo gỡ sớm. Nếu không, nghị quyết sẽ “trói buộc” đơn vị sự nghiệp công lập trong “lồng cơ chế” chưa phù hợp.
Trên những trà lúa đông xuân 2023 - 2024 thu hoạch sớm ở các huyện: Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú… nông dân rất phấn khởi bởi giá lúa trên đồng đang ở mức cao, thương lái tìm mua đông đúc. Giá lúa đang ở mức cao là nhờ gạo Việt Nam được xuất khẩu mạnh, chất lượng hạt gạo được nâng lên…
Những mô hình chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại, trang trại, liên kết nuôi gia công cho thấy hiệu quả tốt hơn chăn nuôi nhỏ lẻ, bởi dễ ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh, tiết kiệm chi phí, chất lượng đồng đều. Chăn nuôi tập trung cũng là khuynh hướng mà An Giang đang khuyến khích.
Còn đúng một tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đến nay, nhiều đường bay nội địa đã kín chỗ và mức giá vé bay tăng cao hơn nhiều so với ngày thường.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 7,34% mà An Giang đạt được năm 2023 có đóng góp rất lớn của ngành nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng “vượt qua chính mình” khi đạt mức tăng trưởng 4,43% (các năm trước thường không quá 3%), chiếm tỷ trọng 34,22% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đây là cơ sở để ngành nông nghiệp quyết tâm bứt phá những năm tiếp theo.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu; kịp thời tháo gỡ khó khăn; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư là những kinh nghiệm của các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang trong giải ngân vốn đầu tư công.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và vốn thực hiện đều tăng trở lại cho thấy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đang từng bước khởi sắc sau một thời gian dài suy giảm.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 18,15 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, so với 16,24 tỷ USD thu hút được trong 7 tháng, số vốn FDI mà các nhà đầu tư nước ngoài rót vào Việt Nam trong tháng 8/2023 là 1,91 tỷ USD.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ năm 2023, nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, cùng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, tỉnh An Giang đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) trong 6 tháng đầu năm, tạo tiền đề quan trọng để tỉnh An Giang quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.
Do tác động thị trường, xuất khẩu cá tra của An Giang 6 tháng đầu năm 2023 thấp hơn cùng kỳ. Tuy nhiên, khó khăn chỉ là tạm thời, bởi nhu cầu tiêu dùng của thế giới vẫn lớn. Cần đa dạng hóa các loài thủy sản để đáp ứng thị trường nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu cá nước ngọt nguyên con sang Campuchia, khi nước này hạn chế khai thác thủy sản tự nhiên.
Mức lương cơ sở mới áp dụng từ ngày 1-7-2023 là 1.800.000 đồng/tháng.