Quang cảnh hội thảo
Phát biểu đề dẫn hội thảo
ThS Nguyễn Thị Hồng Loan, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy An Giang phát biểu
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã thảo luận, tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị về khuyến khích và bảo vệ cán bộ “6 dám”. Các ý kiến đều khẳng định, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là yêu cầu tất yếu đối với cán bộ trong công cuộc đổi mới. Từ thực tiễn hiện nay đặt ra yêu cầu cần bảo vệ và phát triển những người tiên phong, dũng cảm vì đổi mới, sáng tạo. Một số ý kiến đã phân tích động lực và trở lực của đổi mới, sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm triển khai một số mô hình, cách làm sáng tạo ở địa phương, cơ quan, đơn vị; hiến kế, tư vấn, đề xuất nhiều giải pháp khả thi, xác hợp mong muốn thực hiện thực chất, hiệu quả chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm ở Việt Nam nói chung và các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL nói riêng…
TS Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu tổng kết hội thảo
Phát biểu tổng kết hội thảo, TS Phan Công Khanh khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám” rất đúng đắn; từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo tốt cho vùng ĐBSCL. Đồng thời, hội thảo chỉ ra những điểm nghẽn về xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám”; đề xuất nhiều giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ ở ĐBSCL “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung” trong bối cảnh mới.
Các giải pháp được đề xuất tại hội thảo, gồm: Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, nhất là vai trò của người đứng đầu trong xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám” hiện nay; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách đối với xây dựng đội ngũ cán bộ “6 dám”; hoàn thiện cơ chế, khuyến khích và bảo vệ đội ngũ cán bộ “6 dám” hiện nay; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới.
TRƯỜNG GIANG