Đi đôi với học tập, chính là học làm người, và cảnh giới cao nhất của con người là giữ mồm giữ miệng. Chúng ta chỉ nên nói những gì cần nói, để tránh rước họa vào thân.
Để trở thành một hình mẫu lí tưởng, ta nên nói ít làm nhiều, tốt nhất không nói những lời có thể thu hút sự thèm muốn và dòm ngó của người khác. Nói năng là bản chất, nhưng biết giữ im lặng lại là sự khôn ngoan. Càng lớn tuổi, chúng ta càng phải biết giữ những “điều thầm kín” của mình sâu trong tim, đặc biệt là 3 điều sau.
1. Vấn đề tiền bạc, lợi ích của bản thân
Con người chúng ta đấu đá với nhau cũng vì lợi ích, mọi việc xảy ra trên đời đều có dính líu đến tiền bạc. Chúng ta hãy thử tưởng tượng, ngay cả người thân còn có thể cắt đứt liên lạc vì tài lợi, thì huống chi là người không quen biết?
Một số người tiết lộ bí quyết làm giàu của mình ở nơi làm việc, nếu không may sẽ có những kẻ đứng sau tìm cách hãm hại, làm triệt đường tài lộc của chúng ta. Lại có một số người tiết lộ tình trạng tài chính cho người thân trong gia đình, để rồi bị cô dì chú bác nhắm tới, đến đòi hỏi và nhờ vả.
Điều này rất thực tế. Đừng bao giờ dùng tiền thử lòng người, khi bạn tiết lộ quá nhiều về tình hình tài chính cá nhân, rất có thể người khác sẽ tìm hiểu và đánh vào điểm yếu của bạn.
2. Mối quan hệ gia đình
Lấy một ví dụ: Từ khi cô Trương gả vào nhà họ Lục, mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng luôn rất gay gắt. Vì quá bất bình, cô đã than thở với người bạn thân nhất của mình, nhưng không ngờ, người bạn thân đó lại lan truyền bí mật của cô ra ngoài.
Cuối cùng, mâu thuẫn giữa cô Trương và mẹ chồng càng trở nên gay gắt, thậm chí còn đe dọa đến cuộc hôn nhân hiện tại. Lúc này, cô Trương mới nhận ra mình thật ngu ngốc khi tùy tiện kể mối quan hệ gia đình của mình cho người khác nghe.
Dù chúng ta có thừa nhận hay không, thì mọi “bức tường” trên đời luôn tồn tại những “lỗ hổng”, khi chúng ta kể bí mật của mình cho người khác, bí mật đó có thể đã trở thành chuyện công khai mà ai cũng biết. Sống ở đời, một câu nhịn chín câu lành, nhất là về các mối quan hệ gia đình, thà giấu trong lòng còn hơn nói ra.
Những chuyện thị phi không phải ngẫu nhiên mà có, tất cả những rắc rối xảy ra đều ẩn chứa các nguyên nhân sâu xa. Tọc mạch chuyện của người khác sẽ không giúp bạn trở nên thú vị hơn, thậm chí hành vi này có thể gây ra hậu quả khôn lường. Những người hay ngồi lê đôi mách thường không có năng lực quản lý thời gian của bản thân, nên họ chọn ngồi nói chuyện phiếm để giết thời gian thay vì cố gắng làm điều gì đó tốt đẹp.
Thế nên, dù chúng ta biết được bí mật động trời của ai đó, thì cứ chôn nó vào một góc trong tiềm thức của bản thân. Ở đời, nếu chúng ta không biết im lặng, tự nhiên sẽ có người dạy chúng ta cách im lặng. Nhất là khi sống trong một môi trường phức tạp, chúng ta càng phải biết giữ mồm giữ miệng, cốt là để bảo vệ chính mình khỏi những hiểm họa tiềm tàng.
3. Bảo vệ chính mình là trên hết
Không ai dại gì mà tiết lộ bí quyết của mình cho người khác, dù đó là quân sư của bạn, và tin chắc rằng bản thân bạn cũng muốn giữ “then chốt thành công” cho riêng mình. Nếu chúng ta truyền đạt hết tất cả bí quyết, tiết lộ bí mật cho người khác một cách mù quáng, có lẽ sau khi đạt được mong ước, họ sẽ đẩy chúng ta ra như một món hàng hết giá trị.
Để đối phó với nguy cơ “bị nẫng tay trên”, ai cũng nên chọn cách im lặng, nắm trong tay những điều cốt lõi, then chốt để đảm bảo rằng lợi ích của mình không bị đe dọa.
Theo Vietnamnet