Vết loét do bệnh loét Burulicó thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở chân và tay - Ảnh: ELLA CROFTS.
Các ca mắc bệnh loét Buruli, một loại bệnh trên da, đã tăng với tỉ lệ 400% trong vòng 4 năm qua tại Úc. Bệnh do nhiễm vi khuẩn Mycobacterium ulcerans có khả năng phá vỡ mô gây ra.
Chuyên gia về các bệnh lây nhiễm, bác sĩ Daniel O'Brien cho biết các trường hợp mắc bệnh loét Buruli, đã trở nên "phổ biến một cách đang kinh hoàng và cũng nặng hơn" trong vùng và xuất hiện ở nhiều địa điểm. Có 275 trường hợp nhiễm bệnh đã được ghi nhận ở bang Victoria năm 2017, tăng 51% so với năm 2016.
Họ vẫn chưa rõ tại sao bệnh loét Buruli, vốn thường được phát hiện ở các vùng nhiệt đới, lại nổi lên một nơi có điều kiện khí hậu ôn đới như bang Victoria - nơi mùa hè, nhiệt độ trung bình vào khoảng 21 độ C và mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 10 độ C.
Cho đến một vài năm trước, các trường hợp mắc bệnh phổ biến hơn ở vùng có khí hậu nhiệt đới như vùng Queensland và một vài trường hợp lẻ tẻ ở các bang khác.
Bệnh này lại phổ biến hơn nhiều ở vùng nông thôn ở tây Phi, trung Phi, New Guinea, các nước Mỹ Latin và các vùng nhiệt đới ở Châu Á.
Ở các nước đang phát triển, bệnh xảy ra ở những vùng nước tù đọng, ngập nước tuy nhiên, ở Úc, các trường hợp chủ yếu xuất hiện ở vùng biển.
Các bác sĩ ở Úc đã kêu gọi chính quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện các nghiên cứu về bệnh loét Buruli và nguyên nhân nó. Bác sĩ O'Brien trả lời trên đài BBC.
"Chúng tôi có một vài manh mối nhưng đó vẫn là một bí ẩn. Vấn đề là, chúng tôi không có thời gian để phân tích về nó – căn bệnh đã lây lan với một tỉ lệ đáng kể".
Nhà chức trách phụ trách về y tế của bang Victorian cho biết họ đã chi 780.000 USD cho việc nghiên cứu về căn bệnh và đang bắt đầu một chiến dịch truyền thông giáo dục để mọi người biết và cảnh giác với căn bệnh này.
Bệnh loét da Buruli
Vi khuẩn gây bệnh thuộc về họ vi khuẩn gây bệnh lao và bệnh phong.
Bệnh có thể ảnh hưởng đến xương và gây ra dị dạng vĩnh viễn. Còn được gọi là bệnh loét Bairnsdale hay Daintree.
Có khoảng 2,000 ca bệnh được ghi nhận trên khắp thế giới mỗi năm ở mọi độ tuổi.
Vết loét có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở chân và tay.
Nguyên nhân
Theo bác sĩ O'Brien, một số yếu tố có thể liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh như đất bị ngập nước, đặc biệt là nước đọng, lượng mưa và côn trùng.
Bệnh không lây từ người sang người.
Côn trùng, như muỗi, có thể đóng vai trò truyền bệnh. Sử dụng thuốc diệt muỗi và lưới chống muỗi có thể làm giảm sự xuất hiện của bệnh.
Dấu hiệu và cách điều trị?
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh loét Buruli thường là cục u nhỏ giống như mụn nước, và không đau trên da, thường được nghĩ chỉ là vết côn trùng cắn.
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh loét Buruli thường là cục u nhỏ giống như mụn nước, và không đau trên da, thường được nghĩ chỉ là vết côn trùng cắn - Ảnh: Bác sĩ Daniel O'Brien.
Sau một đến hai tháng, cục u có thể bắt đầu loét dần, tạo thành một vết loét đặc trưng.
Việc điều trị liên quan phải bằng kháng sinh, nhiều người đã phải phẫu thuật thẩm mỹ.
Bệnh loét cũng có thể quay trở lại sau phẫu thuật, đòi hỏi sử dụng nhiều kháng sinh hơn hoặc các can thiệp khác.
Bệnh loét da là một bệnh khó chữa và các bệnh nhân thường hồi phục trong vòng từ 6-12 tháng, bác sĩ O'Brien cho biết.
Cơ quan y tế Victoria khuyên người dân nên đeo găng tay làm vườn, mặc áo dài tay và quần dài khi làm việc ngoài trời, và dán những vết cắt hoặc trầy xước bằng băng dán cá nhân.
Theo HỒNG VÂN (Tuổi Trẻ)