TS Nga cho biết, mỗi ngày, Viện Dinh dưỡng tiếp nhận từ 200-300 trẻ em đến khám về dinh dưỡng. Các vấn đề thường gặp là rối loạn sinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thấp còi và hậu quả của các bệnh lý nhiễm khuẩn. Theo TS Nga, nghiên cứu gần đây của Viện Dinh dưỡng cho thấy, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi ở Việt Nam vẫn đang ở mức cao. Theo thống kê, cứ 4 trẻ thì lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. “Đáng tiếc, trẻ thấp còi không phải do đói ăn mà lại thường đến từ nguyên nhân do cha mẹ chăm sóc không đúng cách, dinh dưỡng thiếu cân bằng, dẫn đến trẻ thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng” – TS Nga cho biết.
Cha mẹ nên chú trọng bổ sung vi chất dinh dưỡng cho con (Ảnh minh họa)
TS Nga phân tích, có một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bị còi xương từ trong bụng mẹ. Đó là do các bà mẹ mang thai không bổ sung vi chất, ăn uống mất cân bằng, ít rau xanh, hoa quả, hoặc bổ sung canxi nhưng quên bổ sung vitamin D nên cơ thể cũng không thể hấp thu được canxi. Có nhiều bà mẹ đi đâu cũng bịt kín mít khiến cho cơ thể không hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Sau khi trẻ sinh ra, việc chăm nuôi trẻ cũng chưa đúng. Thói quen cho trẻ ăn dặm mà chỉ nấu bằng nước xương, không hề có thịt, rau trong bột, cháo, trong khi nước xương chỉ nhiều chất béo, còn vi chất khác nằm ở “bã” thịt, cá, rau. Lại có cha mẹ nấu bột không cho thêm dầu ăn - “chất xúc tác” giúp cơ thể trẻ hấp thu được canxi.
Ở Việt Nam, tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Cứ 10 trẻ em thì có 7 trẻ bị thiếu kẽm, cứ 2 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu máu. Dữ liệu tiêu thụ thực phẩm cho thấy, trẻ em Việt không đạt được khẩu phần khuyến nghị về chất đạm, sắt, vitamin A, B1 và C.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở Việt Nam là 542/1.000 trẻ sơ sinh thành thị và 691/1.000 trẻ sơ sinh ngoại ô. Hơn 77% số trường hợp viêm phổi xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ tiêu chảy trong vòng 1 năm đầu đời ít nhất là 271/1.000 trẻ.
Để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, TS Nga khuyến cáo, khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ: Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng; Chăm sóc dinh dưỡng thai kỳ; Cho bú mẹ ngay sau sinh và cho tới 18-24 tháng; Ăn dặm đúng lúc, đúng cách; Vệ sinh an toàn thực phẩm; Theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng; Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng; Không lạm dụng kháng sinh;Bổ sung vi chất dinh dưỡng
Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, ngày 24-5, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Master Tran đã chính thức ra mắt nhóm 5 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Kinder của hãng dược phẩm hàng đầu tại Đức - Queisser Pharma. Đây là các sản phẩm nhằm bổ sung canxi, vitamin D3, omega và nhiều khoáng chất khác để giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.
Theo TUẤN KIỆT (Dân Việt)