Đã gần 500 năm kể từ khi khu vực phía Tây sông Nile, Ai Cập trở thanh nơi yên nghỉ của những người đàn ông quyền lực nhất Ai Cập. Tại nơi đây, từng ngôi mộ đều được trạm khắc bằng đá, xây từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 TCN và hiện các nhà khảo cổ học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những ngôi mộ chưa được khai phá. Để mang lịch sử nước nhà đến với thế giới cũng như giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, một số địa điểm thuộc thung lũng này được cấp phép mở cửa cho công chúng tham quan. Hơn thế nữa, Cơ Quan Du Lịch Ai Cập đã sáng tạo ra chuyến tham quan “ảo” để khách du lịch quốc tế có cơ hội chiêm ngưỡng sự thực bên trong một lăng mộ nhằm kích thích sự tò mò và hứng thú.
Lăng mộ “ảo” này từng là ngôi mộ mang tên KV9 của Ramesses VI Nebmaatre-Meryamun – vị Pharaoh thứ năm thuộc Vương triều thứ Hai Mươi của Ai Cập, người nắm quyền cai trị đất nước suốt 8 năm từ giữa đến cuối thế kỷ 12 TCN. Điều thú vị là KV9 thực chất không thuộc quyền sở hữu của Ramesses mà ngôi mộ đã bị ông chiếm đoạt từ cháu mình – Ramesses V, người trị vì đất nước ngay trước ông. Trước khi chuyển đến, vị Pharaoh thứ năm này đã thực hiện một số cải tạo, tân trang bao gồm mở rộng lăng mộ và trang trí lại nội thất. Vậy là nhờ chuyến tham quan “ảo”, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ bên trong ngôi mộ khổng lồ này.
Qua khung hình thực tế 3D, người xem sẽ được chứng kiến hành lang của lăng mộ được sơn lại với hình ảnh của các vị thần nổi tiếng trong truyền thuyết Ai Cập như Osiris và Ra-Harakhti. Trước khi dẫn du khách đến vị trí của quan tài, sảnh ngoài được trạm khắc các bản điếu văn tang lễ khác nhau đưa tiễn linh hồn của Pharaoh sang cõi âm. Chuyến tham quan này được coi là “cỗ máy” quay ngược thời gian giúp con người được đắm mình vào thế giới Ai Cập cổ đại.
Theo CHÂU ANH (PetroTimes)