Đầm Thị Nại có diện tích trên 5.000ha mặt nước, chạy dài hơn 10 cây số, bề rộng tới gần 40 cây số. Nơi đây có nguồn tài nguyên quý giá do thiên nhiên ban tặng, và là nơi ẩn chứa đa dạng về sinh học với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú. Trong đó thảm cỏ biển có tới 25 loài; hệ động vật có 64 loài phù du, 76 loài cá; có hàng trăm loài chim, trong đó 23 loài thuộc nhóm chim nước và chim di cư, 10 loại chim rừng....
Trong đầm, ở gần bờ phía tây có một núi nhỏ - trên đó có ngôi miếu do dân chài lập ra để thờ thủy thần. Hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy Bói, làm cho cảnh quan đầm thêm sinh động và hấp dẫn.
Thời điểm lý tưởng để bạn tham quan đầm Thị Nại là từ tháng 3 đến tháng 9, khi thời tiết ở đây khá mát mẻ, trong lành và ít mưa. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường ngoại ô với ánh nắng mặt trời tươi sáng và không khí trong lành của đầm Thị Nại.
Hơn nữa, đến đây vào mùa khô còn giúp bạn có những cảm nhận rõ ràng hơn sự hòa mình vào hệ sinh thái tự nhiên đa dạng từ rừng ngập mặn đến thảm cỏ biển, tạo nên một trải nghiệm du lịch sinh thái đặc biệt.
Bắt đầu từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn có thể sử dụng các phương tiện công cộng hoặc dịch vụ xe ô tô để đến đây. Từ trung tâm, bạn đi dọc theo Quốc Lộ 19 khoảng 5km để đến địa phận của xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Tại đây, bạn đi thêm vài km nữa, qua cổng thôn Tân Thuận là sẽ đến được làng chài ven đầm Thị Nại.
Phương tiện di chuyển đến đầm Thị Nại phổ biến nhất chính là xe máy nhờ tính linh hoạt và thuận tiện. Hơn nữa, khi cầu Thị Nại được xây dựng xong thì việc di chuyển đến đầm càng trở nên dễ dàng hơn. Thông thường bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Maps là đến nơi, nhưng nếu không biết đường thì có thể hỏi thăm người dân nơi đây.
Các trải nghiệm đặc sắc khi đến đầm Thị Nại
- Chèo thuyền
Một trải nghiệm độc đáo tại đầm Thị Nại là tham gia tour Cồn Chim chỉ với chi phí 750.000 VNĐ cho tour về trong ngày. Trong đó, chèo SUP là hoạt động được nhiều du khách yêu thích vì trải nghiệm đem lại khá kỳ thú và an toàn.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia giở lưới, câu cá, đua thuyền và thậm chí cắm trại qua đêm để trải nghiệm cuộc sống tại Cồn Chim. Ban đêm, bạn có cơ hội ngắm tôm nhảy và tham gia chợ cua sớm lúc 3h sáng, một trải nghiệm thú vị khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác ngoài đầm Thị Nại.
Khi chọn tour tham quan Cồn Chim là bạn được bao trọn gói các dịch vụ như chèo SUP, ngắm chim, thưởng thức hải sản tươi. Hơn nữa, tour Cồn Chim thường cung cấp đầy đủ tiện nghi như nhà vệ sinh, khu nghỉ ngơi, ăn uống và vui chơi để bạn có những trải nghiệm cực thú vị.
- Du lịch sinh thái đầm Thị Nại
Đầm Thị Nại không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là một hệ sinh thái động, thực vật phong phú, trong đó nổi bật là Cồn Chim – ngôi nhà chung của vô số loài chim. Khu du lịch sinh thái Cồn Chim rộng 480ha, nằm giữa vùng đầm phá rộng lớn của đầm Thị Nại. Cồn Chim được coi là "lá phổi xanh" của huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn.
Cồn Chim là nơi cư trú của nhiều loài chim đặc hữu và chim di trú theo mùa. Với bạt ngàn rừng ngập mặn, nơi đây tạo nên một môi trường sống lý tưởng cho quần thể chim đa dạng.
- Tìm hiểu đời sống ngư dân
Người dân khu vực đầm Thị Nại rất thân thiện và mến khách. Họ luôn tạo điều kiện để bạn được hòa mình vào cuộc sống ngư dân.
Nếu có dịp du lịch đến Thị Nại, bạn có thể sống thử cuộc đời ngư dân trong một ngày để trải nghiệm đánh bắt cá, bắt vẹm, vớt rong câu, đi thuyền qua đêm hoặc trồng rừng ngập mặn.
- Check-in cầu Thị Nại
Cầu Thị Nại được biết đến là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, với tổng chiều dài lên đến 7km và 54 nhịp cầu. Từ đỉnh cầu, bạn có cơ hội ngắm nhìn toàn cảnh biển Quy Nhơn, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn khi khung cảnh trở nên thơ mộng và quyến rũ hơn bao giờ hết.
- Giong thuyền ra tháp Thầy Bói
Tháp Thầy Bói nằm giữa muôn trùng sóng nước đầm Thị Nại sẽ mang đến cho bạn cảm giác như đang được khám phá ốc đảo kỳ lạ.
Tháp Thầy Bói thực tế là một ngôi miếu nhỏ nằm ở bờ tây của đầm Thị Nại, không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn là nơi kết nối với những câu chuyện truyền thuyết độc đáo của người dân địa phương.
Theo truyền thuyết, một ông thầy bói xưa đã xây dựng tháp và có khả năng xem rất hay. Tuy nhiên, sau khi ông mất, tháp cũng bị bỏ hoang và sau đó bị bão đánh sập. Để tưởng nhớ ông, người dân đã cùng nhau xây dựng lại ngôi miếu thờ và ngày nay ai cũng có thể giong thuyền ra tháp, thắp cho vị thầy bói một nén nhang thơm.