Chưa ai thừa nhận việc “đệm” ngoại ngữ là sành điệu hết bạn ơi. Thiết nghĩ, khi nói chuyện, nếu dùng tiếng Việt mà vẫn diễn đạt được hết ý thì chúng ta nên ưu tiên dùng. Điều đó thể hiện sự tôn trọng tiếng mẹ đẻ và cũng là tôn trọng người nghe. Chớ giao tiếp thông thường mà nói vài chữ lại “chêm” tiếng Anh, tiếng Tàu vô, thì không được lịch sự lắm.
Trên phim ảnh, người ta thường xây dựng những hình mẫu lý tưởng, gom nhiều ưu điểm vào một nhân vật. Ngoài đời, những người quá hoàn hảo như vậy cũng có, nhưng rất… hiếm. Nếu em cứ chờ đợi để có được một người yêu như vậy coi chừng “khét” mấy chục nồi bánh tét, mà vẫn “ê sắc” đó em.
Đúng là các thế hệ học sinh từ trước đến nay vẫn luôn “truyền miệng” về một loại cây như em nói, đó là cây trắc bách diệp hay còn gọi là “cây thuộc bài”. Tuy nhiên, việc kẹp lá vào tập vở, mà không học vẫn thuộc bài là không đúng đâu em...
Nếu em nghe lời ba mẹ, chọn đại một ngành “hot”, nhưng lại không thích, hay học không giỏi các môn thuộc chuyên ngành đó, thì sẽ khó đậu, mà lỡ đậu rồi thì học rất vất vả. Cố gắng kiên trì “đấu tranh” để được học đúng sở trường và đam mê của bản thân nghe em...
Em cứ nói với bạn là nước mắt cần phải được “xài” đúng chỗ, chứ đụng chuyện gì cũng khóc thì nó sẽ trở nên vô nghĩa. Mai mốt lỡ khi bạn “khóc thật” mà mọi người đều nghĩ chắc chỉ là chuyện nhỏ “xíu xiu”, rồi không ai thèm quan tâm chia sẻ, thì… “còn buồn nào buồn hơn”...
Giận hờn cũng là một trạng thái của tình yêu, càng giận chứng tỏ càng yêu, như câu hát “giận thì giận mà thương thì thương”. Bởi vậy, em hãy từ từ mà “tận hưởng”, đừng nản lòng nghen em...
“Trend” mì tôm thanh long mấy ngày qua xâm chiếm mạng xã hội, tạo “cơn sốt” cho nhiều bạn trẻ. Nhiều người hy vọng, từ “trend” này sẽ tạo hiệu ứng tích cực để góp phần tiêu thụ trái thanh long nhiều hơn, qua đó cải thiện đời sống của những nông dân trồng thanh long...
Do có chứa chất kích thích nguy hiểm cao, nên Bộ Y tế xếp “cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy. Chính phủ Việt Nam cũng xếp “cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trong y học và đời sống xã hội...
Gia đình cần nghiêm khắc hơn đối với chế độ ăn uống của cháu, cần “kéo giãn” khoảng cách các bữa ăn, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ, đường, kẹo, bánh ngọt…
Cách nói “cái nào ra cái nào” chỉ mới được “chế” ra thời gian gần đây và nó không ổn theo diễn đạt của người Việt…
Việc giáo viên yêu cầu học sinh đăng “sản phẩm” lên mạng để dựa theo số lượng “like” mà cho điểm cũng là cách làm hay, phù hợp xu thế, tạo hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên xem tiêu chí “like” nhiều hay ít để cộng điểm khuyến khích thôi, không nên dựa theo đó để đánh giá toàn bộ “sản phẩm”…
Tình hình bạo lực gần đây quả là diễn biến phức tạp, thế nhưng chúng ta không thể nào cho trẻ nghỉ học rồi “nhốt” ở nhà. Bởi trẻ cần học tập, cần giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội khác để trưởng thành. Điều phụ huynh nên làm là giáo dục trẻ biết cách phát hiện và phòng, tránh bạo lực trong mọi hoàn cảnh...
Đừng chủ quan gởi thông tin hay hình ảnh cá nhân qua các trang mạng, đôi khi “bọn ác” chờ có thế để chiếm tài khoản, hoặc dùng hình ảnh của em vào mục đích xấu thì hối hận không kịp đó nghe.
Để thành công, đôi khi chúng ta phải đánh đổi mồ hôi và nước mắt đó em. Nhà em xa trường như vậy, mà em đi xe đạp chớ không phải xe điện hoặc được ba, mẹ đưa đón bằng xe máy, chứng tỏ gia đình em cũng khó khăn. Nếu em nghỉ học, thì mai mốt cũng sẽ khó khăn như các thế hệ trước. Ông giáo khuyên em hãy cố gắng học, đừng bỏ cuộc em nhé!
Gần đây, ở Mỹ xuất hiện dịch vụ “thuê mẹ cho sinh viên xa nhà”. Những bà mẹ nuôi này sẽ làm nhiệm vụ nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc và thậm chí trò chuyện khi sinh viên gặp áp lực chuyện học hành, hay nhớ nhà. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không nên phát triển dịch vụ này, bởi nó cho thấy phụ huynh quá bảo bọc con cái, không để con cái đối mặt với thách thức…
Các trường thu quỹ lớp nhiều quá, gây bức xúc cho phụ huynh. Có cách nào chấn chỉnh không ông giáo?
Mới xa nhà thì đa số sinh viên đều có cảm giác giống em, sau một thời gian sẽ thích nghi. Thay vì mỗi buổi tối em cứ gọi cho mẹ và khóc như vậy, em nên rủ bạn bè đi thư viện học nhóm hoặc cùng đi uống “tà tưa”, cùng “tám chuyện” gì đó. Các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè sẽ giúp em nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.
Giao tiếp trên lớp học thì thầy cô nên xưng là “thầy” hoặc “cô” và gọi học trò bằng “em” hoặc “con”. Việc xưng hô “mày - tao” nghe suồng sã không nên sử dụng trong môi trường giáo dục.
Những đứa trẻ khi nhìn thấy người lớn có vẻ thoải mái làm mọi việc, còn các em làm gì cũng bị la, bị cấm đoán, nên ao ước nhanh chóng trở thành người lớn…
An Giang là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó phần lớn là người Kinh, Khmer, Chăm và Hoa. Các địa danh mà bạn liệt kê vốn có nguồn gốc từ tiếng Khmer, khi phiên âm ra tiếng Việt nghe lạ lạ vậy đó.