Quang cảnh hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
Chủ tọa hội thảo
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang phát biểu khai mạc hội thảo
TS Ngô Quang Láng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học lịch sử tỉnh An Giang phát biểu đề dẫn hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trình bày tham luận “Kênh Vĩnh Tế và chuyển đổi kinh tế, xã hội, môi trường tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên”
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) trình bày tham luận "Tư liệu lưu trữ về kênh Vĩnh Tế (An Giang) - giá trị khoa học và định hướng khai thác"
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Việt Nam trình bày tham luận “Kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa”
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang; Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tham dự hội thảo.
Hội thảo khoa học quốc gia “200 năm kênh Vĩnh Tế - Giá trị lịch sử và tầm nhìn tương lai” nhằm làm rõ vai trò lịch sử của kênh Vĩnh Tế đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, quốc phòng ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Qua đó, đề ra những giải pháp nhằm phát huy giá trị kênh Vĩnh Tế cho khu vực trong tương lai.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang khẳng định, công trình kênh Vĩnh Tế là minh chứng cho sự sáng suốt, tài tình của tiền nhân trong chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và cũng cố sức mạnh quốc phòng. Kênh Vĩnh Tế còn khẳng định thành tích to lớn trong sự nghiệp của danh thần Thoại Ngọc Hầu và phu nhân Châu Thị Tế.
Trải qua 2 thế kỷ, kênh Vĩnh Tế giữ vai trò đặc biệt quan trong trên nhiều phương diện, tuyến giao thông huyết mạch, kết nối các vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển, giao thương hàng hóa. Đồng thời, là nơi cung cấp nước ngọt bồi đắp phù sa cho ruộng đồng cả vùng Tứ giác Long Xuyên. Trên hết, kênh Vĩnh Tế đóng vai trò như một tuyến phòng thủ tự nhiên vững chắc bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Theo sử liệu triều Nguyễn, vào thời điểm này của 200 năm trước, vua Gia Long có chiếu dụ về hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, với chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn…
TRUNG HIẾU - DUY ANH