Ông Guterres cho rằng cuộc chiến nhằm hạn chế nhiệt độ tăng xuống dưới mức 1,5 độ C sẽ có kết quả trong những năm 2020, nhưng cần nhiều hành động quyết liệt hơn.
Sau nhiều lần trì hoãn do vấn đề kỹ thuật, ngày 5/6, Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ đã phóng thành công tàu vũ trụ Starliner có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Nhà du hành vũ trụ người Nga Oleg Kononenko đã ghi dấu ấn trong sứ mệnh lịch sử không gian với 1.000 ngày sống trong quỹ đạo Trái Đất, kỷ lục lâu nhất thế giới.
Người dân ở một số khu vực của Nhật Bản đã có cơ hội hiếm hoi quan sát hiện tượng bão Mặt Trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng trong vành nhật hoa hay còn được gọi là sự phun trào nhật hoa quy mô lớn, đồng thời gây ra hiệu ứng cực quang. Tuy nhiên, sự xuất hiện của hiện tượng này đi kèm với những khuyến cáo sẵn sàng ứng phó trước những ảnh hưởng do bão Mặt Trời gây ra.
Hộp sọ của loài chim sấm khổng lồ thời tiền sử vừa được phát hiện tại Australia, đây là loài chim khổng lồ không biết bay, nặng 230kg, gấp khoảng 5 lần so với đà điểu và đã tuyệt chủng.
Sáng 4/6, tàu vũ trụ Thường Nga-6 (Chang'e-6) của Trung Quốc đã rời bề mặt Mặt Trăng, mang theo các mẫu vật thu thập được từ phần tối của hành tinh này. Đây là một thành tựu chưa từng có trong lịch sử khám phá Mặt Trăng của loài người.
Toàn bộ phế tích bí ẩn gói gọn trong một đường tròn hoàn hảo với đường kính lên tới 50 m, ẩn hiện gần bờ biển phía Tây nước Ý.
Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, và sẽ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật tại khu vực hiếm khi được khám phá này.
Ngày 30/5, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một cặp vệ tinh mới của NASA có kích thước bằng hộp đựng giày sẽ giúp giới khoa học nhận biết được ảnh hưởng của mây và hơi nước tại các vùng cực của Trái Đất đối với khí hậu Trái Đất.
JADES-GS-z14-0, mang màu đỏ ma quái, là vật thể cổ xưa nhất nhân loại từng được chiêm ngưỡng.
Trái ngược với những kỳ vọng ban đầu, năm 2024 tiếp tục trên đà trở thành năm nóng kỷ lục. Các đại dương ấm lên, băng ở Nam Cực chưa bao giờ mỏng hơn và hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra ở mọi châu lục… Đó là thực tế đang hiển hiện trên bề mặt trái đất chứ không chỉ dừng lại ở lời cảnh báo của giới chuyên gia.
Ngày 30/5, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kính viễn vọng không gian James Webb vừa phát hiện thiên hà được cho là thiên hà xa nhất quan sát được từ trước đến nay. Thiên hà này là một hệ sao sáng đặc biệt, tồn tại mới chỉ 290 triệu năm sau Vụ nổ lớn (Big Bang).
Ngày 28/5, tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX mang theo vệ tinh EarthCARE đã được phóng từ Căn cứ Không quân Vandenberg, bang California, Mỹ lúc 15h20 giờ địa phương (5h20' sáng 29/5 theo giờ Việt Nam).
Ngày 26/5, xAI - công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) của tỷ phú công nghệ Elon Musk thông báo đã huy động thêm được 6 tỷ USD trong vòng gọi vốn Series B do Andreessen Horowitz và Sequoia Capital và các nhà đầu tư khác ủng hộ.
Hành tinh tên Gliese 12b có kích thước bằng Trái đất, có khả năng sinh sống được và chỉ cách chúng ta 40 năm ánh sáng.
Ngày 25/5, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phóng một vệ tinh nhỏ từ New Zealand có nhiệm vụ nâng cao khả năng dự báo biến đổi khí hậu, thông qua việc lần đầu tiên đo lượng nhiệt thoát ra từ các cực của Trái đất.
Năm nay, Việt Nam có 19 nhà khoa học có tên trong bảng xếp hạng của Research.com, trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đứng đầu với 4 nhà khoa học.
Các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên xác định được tốc độ quay của một lỗ đen. Phát hiện này cung cấp một cách thức mới để nghiên cứu lỗ đen và quá trình tiến hóa của chúng.
Sau một thời gian gián đoạn, ngày 19/5, công ty dịch vụ du lịch vũ trụ Blue Origin của tỷ phú Mỹ Jeff Bezos đã nối lại chuyến bay đưa một số nhà thám hiểm lên vũ trụ.
Các nhà khoa học đã đưa ra phân tích mới về vật liệu hữu cơ kỳ lạ được cho là tàn tích của sự sống cổ đại trên Sao Hỏa.