Theo kế hoạch, trong 6 tháng trên trạm ISS, 4 thành viên phi hành đoàn sẽ tiến hành một thí nghiệm trồng cây trong không gian không có đất hoặc các yếu tố cần cho sự sinh trưởng-phát triển khác.
Trong thư ngỏ gửi tới COP26, các nhà khoa học kêu gọi các đại biểu tham dự COP26 "hoàn toàn thừa nhận" bằng chứng khoa học mà họ đã tổng hợp về các mối đe dọa nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra.
Sự sống gần các khu rừng nhiệt đới đang thay đổi nhanh chóng khi số ca tử vong ngày càng gia tăng và thời gian con người có thể làm việc ngoài trời ngày càng giảm do tình trạng nắng nóng cực đoan.
Người đứng đầu Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Phi (ACDC), ông John Nkengasong ngày 11-11 cho biết hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã đề xuất bán vaccine ngừa COVID-19 của hãng này cho Liên minh châu Phi (AU) với giá 7 USD/liều.
Các nhà khoa học New Zealand đang xúc tiến dự án khoan sâu khoảng 1 km vào đáy biển bên dưới thềm băng Ross lớn nhất của Nam Cực để nghiên cứu xem việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhằm kiềm chế mức nhiệt tăng toàn cầu có giúp tránh được thảm họa tan băng tại khu vực này hay không.
Ngày 11-11, tại Hà Nội, ngài Antonio Alessandro, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam đã trao tặng Huân chương Công trạng, hạng Hiệp sĩ của Chính phủ nước Cộng hòa Italia cho PGS, TS Bùi Nhật Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở châu Âu Hans Kluge cảnh báo COVID-19 sẽ không kết thúc cho đến khi các quốc gia “học cách sống với virus”.
Các vaccine thế hệ tiếp theo phòng COVID-19 nên tập trung vào việc tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại sự nhân bản protein của virus SARS-CoV-2. Đây là kết luận trong nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 10-11.
Sau nhiều lần trì hoãn, tập đoàn tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã tiến hành vụ phóng đưa 4 phi hành gia trong sứ mệnh "Crew-3" lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tối 10-11 theo giờ địa phương.
Thiết bị này được chế tạo từ các tấm nano SnS-một loại vật liệu siêu mỏng, với độ dày chỉ 10 nanomet-bằng 1/2 độ dày của các thiết bị sử dụng tia X hiện nay, mỏng hơn khoảng 10.000 lần so với tờ giấy.
Một phi hành gia đang làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã chụp được bức ảnh hoàn toàn không thể tin được.
Các nhà khoa học đã xác định được một kháng thể có thể bảo vệ con người khỏi virus SARS-CoV-2, các biến thể của nó và các loại virus Corona khác.
Người đứng đầu NASA khẳng định cơ quan này mất bảy tháng cho vụ kiện giữa NASA và công ty hàng không Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos liên quan đến hợp đồng mua bán tàu đổ bộ của công ty SpaceX.
Đối thoại trực tuyến toàn cầu chủ đề “Năng lượng tái tạo và vật liệu tương lai”, do Quỹ VinFuture tổ chức ngày 12-11-2021, là cơ hội hiếm có để các nhà khoa học trẻ tại Việt Nam cũng như khắp thế giới trò chuyện với GS. Konstantin Sergeevich Novoselov, người được trao giải Nobel Vật lý danh giá năm 2010 khi mới 36 tuổi, nhờ phát hiện thế kỷ đến từ… cuộn băng dính.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Hull (Anh) phát hiện rằng chỉ riêng phòng khách có thể khiến chúng ta tiếp xúc với hơn 24.000 hạt vi nhựa mỗi ngày.
Ngày 9-11, trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Soumya Swaminathan đã bày tỏ hy vọng về triển vọng phát triển các loại vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai, có thể bao gồm dạng xịt mũi và dạng uống.
Nhà khoa học hàng đầu của WHO Soumya Swaminathan bày tỏ hy vọng vào vaccine COVID-19 "thế hệ 2", có thể bao gồm dạng xịt và thuốc uống.
Mới đây, một cá thể Voọc quần đùi trắng, còn gọi là Voọc mông trắng đã được sinh ra tại môi trường bảo tồn ngoại vi thuộc đảo Ngọc, Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9-11, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ đã nộp hồ sơ cho Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) xin cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em từ 6-11 tuổi.
Sáng 9-11, vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bay vào vũ trụ từ bãi phóng Uchinoura (Nhật Bản) đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam. Chứng kiến giây phút tự hào, xen lẫn niềm kiêu hãnh này, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã gọi điện chúc mừng các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam: “Tôi có cảm giác như đang bay theo trái tim của Tổ quốc, bay cùng vệ tinh NanoDragon để lên quỹ đạo. Vệ tinh NanoDragon là hình ảnh tương lai cho nền công nghiệp vũ trụ Việt Nam…”.