Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhật báo Les Echos (Pháp) cho biết nếu nước biển bốc hơi trở thành nước uống được thì có thể quá trình này sẽ giúp giải quyết tình trạng thiếu nước uống ở các quốc gia hứng chịu các đợt hạn hán kinh niên, vốn đang ngày càng tăng do biến đổi khí hậu.
Trong dự án, các chuyên gia tìm cách làm cho turbin hoạt động bằng năng lượng sản sinh ra khi chất lỏng, được làm mát nhờ tuyết, bốc hơi do hơi nóng trong không khí chung quanh.
Dùng ống nhòm có thể giúp nhìn thấy sao chổi ZTF một cách dễ dàng, hoặc cũng có thể quan sát bằng mắt thường nếu bầu trời không quá sáng.
Công nghệ mới có thể được sử dụng để chẩn đoán tổn thương đối với hệ miễn dịch, máu, hệ hô hấp và tim, đồng thời phát hiện bệnh ung thư, bệnh gan, bệnh Alzheimer và nhiều bệnh khác.
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nguyên nhân khiến loài người hiện đại phải giật mình về cuộc đại tuyệt chủng kỷ Ediacara, vốn quét sạch tới 80% động vật trên Trái Đất.
Khám phá của nghiên cứu sinh Đại học Cambridge dù mới là ban đầu nhưng đã được xem là "một cuộc cách mạng" đối với những người sử dụng tiếng Phạn, theo Fox News.
Mới đây, website tài chính Insider Monkey đã công bố xếp hạng 12 quốc gia tiên tiến nhất về nghiên cứu khoa học dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và từ Bảng xếp hạng khoa học quốc gia SCImago.
Cách mà capsaicin - thứ tạo nên vị cay của những quả ớt - tác động lên cơ thể người có thể giúp ích cho rất nhiều người phải chịu đựng một trong những vấn đề phiền toái và kéo dài nhất sau khi đã khỏi bệnh COVID-19.
Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, độc lực của biến thể phụ BQ.1.1 của dòng biến thể Omicron chỉ tương đương hoặc thậm chí yếu hơn so với các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, trong đó có BA.5.
Theo các nhà nghiên cứu, sau khi tạo thành công các khí siêu lạnh 2 nguyên tử, thử thách tiếp theo là điều chế và điều khiển các khí siêu lạnh 3 nguyên tử di chuyển tự do hơn.
Nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng bộ não của những thanh thiếu niên trải qua đại dịch COVID-19 có dấu hiệu lão hóa sớm hơn.
Bà Soumya Swaminathan, Trưởng nhóm khoa học sắp mãn nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa nhận cơ quan này lẽ ra phải cảnh báo với công chúng rằng COVID-19 có thể lây truyền qua các hạt sol khí (aerosols) sớm hơn.
Sáng 10/11, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng một hệ thống bơm hơi giảm tốc lên quỹ đạo, có khả năng đưa các vật thể trọng tải lớn lên Sao Hỏa.
Giáo sư người Bỉ Pierre Vanderhaeghen thuộc Đại học Tự do Brussels (ULB) và nhóm nghiên cứu của ông tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh và não thuộc Đại học Công giáo Louvain (KU Louvain) đã phát hiện ra gene CROCCP2 cần thiết cho sự phát triển của não người trong quá trình tiến hóa, qua đó có thể giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về các dạng rối loạn não khác nhau.
NASA đã chụp được vật thể bí ẩn dưới dạng một quả cầu lửa rơi xuống Trái Đất, nhưng không nhận ra nó là "kẻ xâm nhập" từ ngoài hệ Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra mô hình có tên gọi Mindy, mô phỏng hình dáng của con người vào năm 3000 khi phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ.
Không quân Brazil (FAB) ngày 25/10 thông báo nước này đã phóng thành công tên lửa đầu tiên được sản xuất hoàn toàn trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu trong môi trường vi trọng lực và phát triển các công nghệ mới.
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ đã phát hiện vi khuẩn có tên xylanisolven có thể làm giảm lượng nicotine tích tụ trong ruột người hút thuốc.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và các đồng nghiệp Mỹ đã nhận diện một loại vi khuẩn trong ruột người có thể giảm tác hại của nicotine, thành phần trong thuốc lá có thể gây nghiện và nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như bệnh gan nhiễm mỡ.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 20/10 cho biết đã phát hiện ra những âm thanh không nghe thấy được sâu trong lòng núi lửa có thể đưa ra cảnh báo núi lửa sắp phun trào, mở ra triển vọng cảnh báo cần thiết cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.