Người dân khai báo y tế COVID-19. Ảnh: TTXVN.
Tính từ 18 giờ ngày 16-8 đến 19 giờ ngày 17-8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.605 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, gồm 10 ca nhập cảnh và 9.595 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (3.559 ca), Bình Dương (3.332 ca), Long An (581 ca), Tiền Giang (411 ca), Đồng Nai (298 ca), Cần Thơ (172 ca), Đồng Tháp (170 ca), Khánh Hòa (139 ca), Đà Nẵng (124 ca), Tây Ninh (88 ca), Trà Vinh (79 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (79 ca), Vĩnh Long (76 ca), Phú Yên (71 ca), Hà Nội (61 ca), Bình Thuận (55 ca), Sóc Trăng (44 ca), An Giang (33 ca), Kiên Giang (31 ca), Gia Lai (26 ca), Đắk Lắk (24 ca), Bắc Ninh (20 ca), Hà Tĩnh (19 ca), Nghệ An (16 ca), Bình Định (12 ca), Thanh Hóa (12 ca), Ninh Thuận (11 ca), Quảng Nam (11 ca), Bến Tre (10 ca), Quảng Ngãi (5 ca), Quảng Trị (5 ca), Lào Cai (4 ca), Bạc Liêu (3 ca), Lạng Sơn (3 ca), Lâm Đồng (3 ca), Bình Phước (3 ca), Cà Mau (2 ca), Thái Bình (1 ca), Thái Nguyên (1 ca), Thừa Thiên Huế (1 ca). Trong đó có 4.465 ca trong cộng đồng.
Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 951 ca. Tại TP Hồ Chí Minh tăng 218 ca, Bình Dương tăng 810 ca, Long An giảm 18 ca, Tiền Giang tăng 259 ca, Đồng Nai giảm 290 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 293.301 ca nhiễm, đứng thứ 77/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 171/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 2.983 ca nhiễm).
Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 289.276 ca, trong đó có 108.534 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 6 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Hải Phòng.
Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Hà Giang, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.
Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là: TP Hồ Chí Minh (156.386 ca), Bình Dương (49.833 ca), Long An (15.579 ca), Đồng Nai (14.502 ca), Bắc Giang (5.795 ca).
Trong ngày 17-8, có thêm 4.331 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 111.308 ca; số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 600 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO là 20 ca.
Ngày 17-8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 331 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (285 ca), Bình Dương (12 ca), Long An (9 ca), Tiền Giang (7 ca), Đồng Nai (6 ca), Cần Thơ (4 ca), Đồng Tháp (3 ca), Bến Tre (1 ca), Bình Định (1 ca), Bình Thuận (1 ca), Khánh Hòa (1 ca), Vĩnh Long (1 ca).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 17-8 là 6.472 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.
Trong ngày 16-8, cả nước có 592.104 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 15.271.562 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 13.869.728 liều, tiêm mũi 2 là 1.401.834 liều.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Bình Dương về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-18 tuổi. Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Y tế - Bộ Công an, Cục Quân Y – Bộ Quốc phòng, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học báo cáo hàng ngày kết quả tiêm vaccine phòng COVID-19.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Bộ Y tế vừa ra mắt bảng điều khiển tình hình thu dung điều trị COVID-19, sử dụng nguồn dữ liệu từ phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”. Công cụ này giúp cho Tổ điều phối chuyển viện của Sở Y tế và các bệnh viện dễ dàng tìm bệnh viện còn giường bệnh không oxy, giường bệnh có oxy… để liên hệ chuyển viện cho phù hợp. Các bệnh viện phải liên tục cập nhật tình hình tiếp nhận người bệnh, số giường còn trống… mỗi ngày vào các khung giờ quy định cụ thể là 8 giờ, 16 giờ và 20 giờ.
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin Tức)