Tiêm vaccine cho người dân để phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Trong số các ca nhiễm mới, có 13 ca nhập cảnh và 9.518 ca ghi nhận trong nước (giảm 99 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 4.776 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.046), Bình Dương (669), Đồng Nai (621), Đồng Tháp (515), Tây Ninh (495), Bình Thuận (407), Sóc Trăng (391), Bà Rịa - Vũng Tàu (370), Bạc Liêu (345), Cà Mau (342), An Giang (329), Vĩnh Long (297), Trà Vinh (281), Bình Phước (256), Kiên Giang (246), Tiền Giang (243), Hà Nội (234), Đắk Lắk (205), Cần Thơ (201), Hậu Giang (188), Khánh Hòa (158), Bến Tre (131), Long An (112), Lâm Đồng (106), Gia Lai (103), Bắc Ninh (98), Thừa Thiên Huế (96), Đắk Nông (86), Hà Giang (84), Nam Định (68), Nghệ An (66), Bình Định (61), Thanh Hóa (58), Vĩnh Phúc (53), Thái Bình (51), Ninh Thuận (51), Bắc Giang (44), Đà Nẵng (44), Quảng Ngãi (42), Quảng Nam (40), Quảng Trị (35), Phú Thọ (33), Tuyên Quang (28), Quảng Bình (25), Hà Nam (23), Điện Biên (23), Phú Yên (20), Hải Phòng (14), Quảng Ninh (13), Hà Tĩnh (12), Hải Dương (11), Sơn La (11), Cao Bằng (10), Lạng Sơn (7), Lào Cai (6), Hưng Yên (4), Thái Nguyên (4), Hòa Bình (3), Ninh Bình (2), Yên Bái (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (giảm 293 ca), Tiền Giang (giảm 139 ca), Tây Ninh (giảm 104 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Trà Vinh (tăng 87 ca), Bình Phước (tăng 73 ca), Cà Mau (tăng 72 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.370 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.084.625 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.006 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.079.529 ca, trong đó có 897.520 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (455.107 ca), Bình Dương (247.337 ca), Đồng Nai (81.688 ca), Long An (37.231 ca), Tiền Giang (23.724 ca).
Trong ngày, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 16.773 ca.
Tổng số ca được điều trị khỏi là 900.337 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.630 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 19-11 đến 17 giờ 30 ngày 20-11, cả nước ghi nhận 107 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (42), An Giang (14), Đồng Nai (7), Kiên Giang (5), Bình Thuận (4), Long An (4), Tiền Giang (4), Cần Thơ (4), Thanh Hoá (3), Tây Ninh (3), Đồng Tháp (3), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Cà Mau (2), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (2), Hà Nội (1), Trà Vinh (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 95 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.685 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong ngày 19-11, cả nước có 1.662.042 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 106.543.301 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.483.363 liều, tiêm mũi 2 là 40.059.938 liều.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine để tổ chức tiêm chủng theo quy định; tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, an toàn và hiệu quả.
Tại tỉnh Quảng Ngãi, từ ngày 20-11, Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh Quảng Ngãi (cơ sở 5) chính thức đi vào hoạt động, thu dung và điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng.
Tại tỉnh Trà Vinh, UBND tỉnh Trà Vinh có công văn hỏa tốc chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai thí điểm việc điều trị F0 tại nhà do khả năng điều trị tập trung của tỉnh đã quá tải.
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin tức)