Cách ly khu vực có ổ dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN
Trong số các ca nhiễm mới, có 2 ca nhập cảnh và 14.312 ca ghi nhận trong nước (tăng 319 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.142 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca mắc như sau: TP Hồ Chí Minh (1.491), Cần Thơ (1.132), Tây Ninh (792), Sóc Trăng (775), Bà Rịa - Vũng Tàu (710), Đồng Tháp (690), Bình Thuận (648), Bến Tre (630), Bình Phước (547), Vĩnh Long (544), Khánh Hòa (465), Cà Mau (444), Bình Định (428), Hà Nội (400), Bạc Liêu (398), Kiên Giang (394), Đồng Nai (355), Bình Dương (355), An Giang (350), Thừa Thiên Huế (305), Hậu Giang (295), Tiền Giang (257), Trà Vinh (212), Hà Giang (160), Bắc Ninh (113), Đắk Nông (102), Thanh Hóa (94), Hải Phòng (91), Long An (90), Hải Dương (88), Lâm Đồng (84), Quảng Ngãi (81), Đà Nẵng (78), Ninh Thuận (75), Quảng Nam (63), Quảng Ninh (62), Gia Lai (61), Hưng Yên (60), Nam Định (47), Phú Thọ (45), Thái Nguyên (35), Vĩnh Phúc (34), Phú Yên (31), Thái Bình (28), Quảng Bình (25), Hòa Bình (23), Yên Bái (21), Tuyên Quang (16), Kon Tum (13), Bắc Giang (12), Hà Tĩnh (11), Lạng Sơn (11), Lào Cai (9), Sơn La (9), Ninh Bình (5), Hà Nam (5), Cao Bằng (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Bạc Liêu (giảm 167 ca), TP Hồ Chí Minh (giảm 145 ca), Bến Tre (giảm 132 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bình Định (tăng 225 ca), Cần Thơ (tăng 134 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 90 ca).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 13.982 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.309.092 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.280 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.303.823 ca, trong đó có 1.006.460 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (478.309 ca), Bình Dương (284.263 ca), Đồng Nai (89.514 ca), Long An (38.697 ca), Tây Ninh (32.483 ca).
Trong ngày 5/12, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 1.711 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.009.277 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.854 ca.
Từ 17 giờ 30 ngày 4/12 đến 17 giờ 30 ngày 5/12, cả nước ghi nhận 199 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh có 69 ca tử vong; trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Bến Tre (2), Đồng Tháp (1), Quãng Ngãi (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Tây Ninh (20), An Giang (19), Kiên Giang (17), Đồng Nai (12), Tiền Giang (10), Bình Dương (9), Cần Thơ (7), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (6), Đồng Tháp (5), Bình Thuận (4), Cà Mau (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Cao Bằng (1), Trà Vinh (1), Phú Thọ (1), Thừa Thiên Huế (1), Bình Định (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Bạc Liêu (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 197 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.260 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong ngày 4/12, cả nước có 502.169 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 127.353.020 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.251.913 liều, tiêm mũi 2 là 54.101.107 liều.
Bộ Y tế vừa có văn bản hoả tốc 10315/BYT-DP gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vaccine, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
Tại TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện về hướng dẫn tạm thời phương án kiểm soát dịch COVID-19 trong trường học.
Tại TP Hà Nội, để phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học trên nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tối 4/12, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế TP Hà Nội đã ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành về phương án phòng, chống dịch COVID-19 khi có trường hợp F0, nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2,tiếp xúc gần (F1), tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2).
Theo TẠ NGUYÊN (Báo Tin Tức)