Sáp ong được thu hoạch từ những vách đá cheo leo.
Tại xóm Hoài Khao, trên những vách đá cheo leo, mỗi khi mùa xuân về, những đàn ong khoái lại kéo về làm tổ. Đến mùa thu, chúng lại kéo đến nơi khác, có khí hậu phù hợp để sinh sống.
Du khách thích thú bên những tấm sáp ong có kích thước lớn.
Những đàn ong đã di cư, để lại những tổ ong “siêu to khổng lồ”, với những tấm sáp ong “khủng” có chiều ngang khoảng 1,5m, chiều cao có thể lên đến gần 2m.
Trước khi tiến hành thu hoạch sáp ong, đồng bào tổ chức lễ cúng thần ong, thần rừng, mang ý nghĩa tâm linh, sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên, động vật.
Vận chuyển sáp ong về nơi tiến hành chưng cất.
Điều độc đáo ở Hoài Khao là, bà con bảo nhau, phối hợp bảo vệ, kiên quyết không cho khai thác mật ong. Bởi vì, nếu bị lấy mật, năm sau đàn ong sẽ không quay trở lại nữa.
Lễ cúng thần ong, thần rừng và thu hoạch sáp ong đã diễn ra hàng trăm năm qua ở xóm Hoài Khao.
Sáp ong được bẻ nhỏ trước khi tiến hành chưng cất.
Sau khi thu hoạch sáp ong, bà con bẻ nhỏ sáp ong, cho vào chảo, chưng cất tỷ mỷ, chắt lọc ra tinh chất của sáp ong làm nguyên liệu để in hoa văn trên trang phục của đồng bào nơi đây.
Một công đoạn trong quá trình chưng cất sáp ong.
Nghề in hoa văn trên sáp ong, cùng với bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào nơi đây, làng du lịch cộng đồng Hoài Khao đang là điểm đến hấp dẫn du khách.
Chắt lọc tinh túy từ sáp ong.
Cùng với khu du lịch sinh thái Kolia, điểm check-in ngắm cảnh trên đỉnh Phja Oắc, đỉnh núi cao thứ hai trong tỉnh Cao Bằng; rừng trúc Bản Phường, các điểm đến này đang tạo động lực mạnh mẽ cho bước phát triển của ngành du lịch huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Sáp ong được in, tạo nên những hoa văn độc đáo trên trang phục của đồng bào Dao Tiền, xóm Hoài Khao.
Theo Báo Nhân Dân