Ngày 20/6, Bộ Y tế công bố thêm 521 ca COVID-19, trong đó 520 ca ghi nhận trong nước tại 42 tỉnh, thành phố (giảm 13 ca so với ngày trước đó).
Về dịch Covid-19 hôm nay 18-6, Bộ Y tế cho biết số ca mắc tiếp tục giảm so với ngày trước đó. Tuần qua, cả nước không ghi nhận bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sử dụng vaccine công nghệ mRNA cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, các bậc cha mẹ tại Mỹ có thể đặt lịch hẹn để đưa trẻ đi tiêm ngừa COVID-19 vào tuần tới.
Ngày 18/6, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria (NCDC) cho biết số người tử vong do sốt Lassa ở Nigeria từ đầu năm đến nay đã lên đến 155 người, bất chấp các biện pháp của chính phủ nhằm giảm thiểu số ca mắc trên toàn quốc.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã “hạ nhiệt” và tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở mức cao, các nước châu Âu đang đối mặt thách thức mới là tình trạng dư thừa vắc-xin ngừa Covid-19. Các nước trong khu vực đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ lãng phí hàng triệu liều vắc-xin.
Chiều 18/6, Bộ Y tế công bố thêm 699 ca COVID-19 mới ghi nhận trong nước tại 36 tỉnh, thành phố (giảm 24 ca so với ngày trước đó).
Cách đây hơn 2 năm, vào ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đến nay, WHO vẫn chưa công bố thời điểm kết thúc đại dịch. Virus SARS-CoV-2 vẫn liên tục tiến hóa, khó xác định tính chất nguy hiểm của các biến thể, mức độ tăng nặng và tử vong.
Các chuyên gia khuyên người dân nên đi tiêm vaccine COVID-19 mũi 4 trước tình trạng nhiều người còn e ngại.
FDA đã phê duyệt sử dụng loại vaccine 2 liều của Moderna cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi, trong khi phác đồ tiêm vaccine do Pfizer bào chế đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi là 3 mũi.
Ngày 17/6, cả nước có 723 ca nhiễm mới COVID-19, giảm 51 ca so với ngày trước đó; trong ngày không có ca tử vong.
Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế chính là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ thanh tra, kiểm tra, nên không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm của một số địa phương và đơn vị.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp, do virus đậu mùa khỉ gây ra, bệnh cùng họ với bệnh đậu mùa. Thời gian ủ bệnh từ 5-21 ngày (thường từ 6-13 ngày). Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu tiếp xúc gần với ca mắc, do đó cần tăng cường phòng ngừa, giám sát.
Cho rằng COVID-19 đã ổn, sau tiêm mũi 3 đã có kháng thể nên nhiều người e ngại khi tiêm mũi 4.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến sẽ ra thông báo ủng hộ việc sử dụng vaccine đặc trị biến thể COVID-19 cho mũi tiêm thứ ba.
Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 ngày 16/6 của Bộ Y tế cho biết, có 774 ca mắc mới tại 44 tỉnh, thành phố trên cả nước, giảm gần 100 ca so hôm qua. Trong ngày không có ca F0 tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang xem xét các báo cáo về các trường hợp phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong tinh dịch của bệnh nhân, qua đó đánh giá khả năng bệnh có thể lây qua đường tình dục.
Bộ Y tế chiều 15/6 ghi nhận thêm 866 ca mắc mới COVID-19, tăng 10 ca so với ngày trước đó và có 5.382 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 14/6 cho biết có 856 ca COVID-19 mới, tăng thêm 240 ca so với hôm qua. Số bệnh nhân khỏi gấp gần 8 lần số mắc mới; trong ngày tiếp tục không có F0 tử vong.
Ngày 13/6, Đại học Tel Aviv (TAU) của Israel thông báo nhóm nhà nghiên cứu Israel và Mỹ đã phát triển thành công phương pháp mới giúp điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS bằng cách tiêm một liều duy nhất.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết đang có những diễn biến phức tạp, chiều 13/6, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết khu vực phía Nam.