Nhận định về tình hình dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh, bà Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho rằng, trong bối cảnh một số tỉnh, thành đã có trường hợp mắc bệnh sởi; nguy cơ Thành phố xuất hiện bệnh sởi trong thời gian tới là rất lớn.
Tối 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận trường hợp tử vong do mắc bệnh liên cầu lợn. Đó là anh L.V.T (sinh năm 1981) trú tại bản Lói, xã Mường Lói, huyện Điện Biên.
Ngày Thế giới phòng, chống lao được tổ chức vào ngày 24/3 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe con người, kinh tế và xã hội, thúc đẩy chấm dứt bệnh lao trên toàn cầu. Với chủ đề: “Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao”, năm 2024, Ngày Thế giới phòng, chống lao của Việt Nam như một khẳng định những quyết tâm ở mức cao nhất trong công tác phòng, chống lao, mục tiêu chấm dứt bệnh lao.
Sức khoẻ tâm thần là một trong những yếu tố rất quan trọng của sức khỏe con người. Trong cuộc sống hiện đại, không chỉ người lớn, mà trẻ em cũng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ môi trường, thiên tai, dịch bệnh, stress, học tập... Nhất là việc mất người thân - sự mất mát về tinh thần cũng như vật chất của trẻ em mồ côi là rất lớn.
Để tiến tới chấm dứt bệnh lao, WHO hy vọng vào những đột phá mới như: Thuốc mới, phương pháp điều trị mới, công nghệ mới… đặc biệt quan trọng là vaccine phòng bệnh.
- Ngày 20/3, thông tin từ Bệnh viện Bình Dân cho biết, các bác sĩ của Bệnh viện vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân, ông B.X.B. (51 tuổi, Bến Tre) bẩm sinh chỉ có một thận, lại có bướu thận phát triển trên thận độc nhất, bằng phương pháp cắt bướu bảo tồn thận.
Mồ hôi máu là tình trạng hiếm gặp có thể xảy ra do căng thẳng về thể chất hoặc các phản ứng không tự chủ của hệ thần kinh.
Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.
Trong số hơn 1.800 bệnh nhân được ghép thận tại Bệnh viện Việt Đức, tỉ lệ sống trên 10 năm đạt 95,7%, tương đương các nước phát triển
Trời nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển gây bệnh, nhất là bệnh về đường hô hấp; bác sĩ hướng dẫn cách giữ vệ sinh phòng bệnh khi độ ẩm cao.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 17 trường hợp mắc ho gà; tăng đột biến so với những năm gần đây.
Mới đây, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nhận được báo cáo về sự cố y khoa sau phẫu thuật thẩm mỹ khiến một phụ nữ 70 tuổi tử vong.
Bệnh dại thường gia tăng vào mùa nắng nóng, tuy nhiên, 2 tháng đầu năm 2024, số người phải điều trị dự phòng bệnh dại lên tới gần 70.000 người, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Bộ Y tế đã có chỉ đạo khẩn về phòng chống bệnh dại.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định vi khuẩn Salmonella là tác nhân gây nhiễm độc, nhiễm khuẩn cho nhiều người sau khi dùng thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh.
Trước cao điểm mùa nắng nóng, các địa phương trên cả nước ghi nhận nhiều ca mắc bệnh dại tử vong và nhập viện do bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn hoặc cào. Đặc biệt, một số tỉnh, thành phố liên tiếp bùng phát ổ dịch chó dại.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Thần kinh học Lancet ngày 15/3 cho biết các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh - như đột quỵ, đau nửa đầu và mất trí nhớ - đã vượt qua bệnh tim để trở thành bệnh có nhiều người mắc nhất thế giới.
Ghi nhận tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, phần lớn trẻ nằm điều trị nội trú mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, cúm, sốt virus… Đây là căn bệnh dễ bùng phát khi thời tiết liên tục nồm, ẩm trong thời gian qua và những ngày tới. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh nhân đến khám vì nhiễm khuẩn, dị ứng, trứng cá tăng rõ rệt trong thời gian gần đây.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, trong đợt gia hạn lần thứ 11 tại Quyết định số 166/QĐ-QLD ngày 12/3, Cục Quản lý Dược đã công bố gần 900 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác nhau được gia hạn. Theo đó, số thuốc, nguyên liệu làm thuốc này được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Bệnh dại trên người đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo Bộ Y tế, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố. Hai tháng đầu năm 2024, cả nước có gần 20 ca tử vong do bệnh dại và nghi dại ở 14 tỉnh, thành phố. Số người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại gần 70.000 người (tăng 11% so cùng kỳ năm 2023)...
Nhiều bệnh nhân là học sinh bị đau các khớp ngón tay, đặc biệt là ngón cái, do chơi điện thoại quá nhiều. Thậm chí, có trẻ còn viêm gân.