Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 28/4 của Bộ Y tế cho biết có 3.094 ca mắc mới, không có ca tử vong do F0; có 6.334 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm.
Biến thể COVID-19 mới XBB.1.16, còn được biết đến với tên gọi Arcturus (tên ngôi sao sáng nhất ở Bắc bán cầu), gây ra các triệu chứng cơ bản của COVID-19 là sốt và ho, cùng với đó là các bệnh mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt.
Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khiến nhiều người lo lắng.
Gần đây, số ca mắc Covid-19 liên tục tăng cao, làm tăng nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhất là trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 sắp tới.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 26/4 cho biết số ca tử vong vì COVID-19 đã giảm 95% kể từ đầu năm đến nay, tuy nhiên cảnh báo virus SARS-CoV-2 gây bệnh này vẫn đang lây lan.
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, ngày 26/4, một nam bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đồng thời dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tử vong sau gần một tuần điều trị tích cực.
Để người dân có kỳ nghỉ lễ an toàn, khỏe mạnh, bác sĩ đưa ra những lưu ý giúp phòng tránh dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ sắp tới.
Theo bản tin phòng chống dịch của Bộ Y tế, ngày 26/4, Việt Nam ghi nhận 2.731 ca mắc mới COVID-19, 123 bệnh nhân đang phải thở ôxy, trong khi số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 613.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) Vũ Quyết Thắng cho hay, mặc dù số ca mắc COVID-19 trong những tuần gần đây trên địa bàn tỉnh gia tăng tuy nhiên 30% số ca không có triệu chứng, 70% số ca có triệu chứng nhẹ hoặc ít.
Chỉ sau 3 ngày sử dụng Sunkovir - thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị triệu chứng của COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, 100% bệnh nhân không tăng nặng, giảm nhanh các triệu chứng.
Chiều 25/4, tại Hà Nội, Hội đồng Chuyên môn nghiệm thu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết Marburg đã họp dưới sự chủ trì của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn; Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).
Ngày 25/4, Việt Nam ghi nhận 2.501 ca mắc mới COVID-19; ghi nhận thêm 1 ca tử vong do COVID-19 tại Nam Định.
Ngày 25/4, Bình Dương xuất hiện 25 ca COVID-19 mới, Thượng tá Nguyễn Đình Lâm, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 4 cho biết, bệnh viện đã chuẩn bị tinh thần, nhân lực và các trang thiết bị, có phương án phân loại những bệnh nhân có biểu hiện bệnh từ ngoài cổng để dẫn vào khu vực khám và tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, dù số ca mắc có gia tăng nhưng khả năng dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay số ca tử vong tăng mạnh như đợt dịch ở TPHCM và nhiều tỉnh phía Nam năm 2021 là khó xảy ra.
Theo các bác sĩ, bên cạnh dịch COVID-19 đang gia tăng, các loại dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp khác như cúm, viêm phổi do phế cầu khuẩn, ho gà cũng diễn biến phức tạp. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi người bệnh cùng lúc bị các loại dịch bệnh trên đồng loạt tấn công.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) mới đây cảnh báo khoảng 67 triệu trẻ em trên thế giới đã bỏ lỡ một phần hoặc toàn bộ các mũi tiêm vaccine cơ bản trong giai đoạn 2019-2021 do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa và tình trạng gián đoạn trong chăm sóc y tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận 1.907 ca mắc mới COVID-19; có 101 ca nặng đang thở oxy.
Ngày 24/4, UBND tỉnh Cao Bằng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Bộ Y tế đã nhận công điện của Interpol cảnh báo về việc hàng trăm trẻ em tử vong hoặc tổn thương thận cấp tính sau khi sử dụng 14 sản phẩm siro bị cấm ở một số quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn giao thoa giữa mùa khô và mùa mưa, các nguy cơ mất an toàn thực phẩm tăng cao. Do đó, Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 được phát động nhằm nâng cao hơn nữa ý thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong người dân.