Các chuyên gia phát biểu tham luận
Những năm qua, tuy đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng An Giang vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; tăng trưởng GRDP giai đoạn 2015 - 2020 đạt 5,25%, đứng thứ 11 trong khu vực ĐBSCL. Các ngành kinh tế nông nghiệp, thương mại và du lịch chưa tạo đột phá trong phát triển, chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng; kinh tế cửa khẩu và các khu, cụm công nghiệp chưa phát huy hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp của An Giang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chưa cao và chưa đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra; tái cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra chậm, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, giá cả nông sản nhất là giá lúa luôn bấp bênh... ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm phát biểu tại hội thảo
Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại hội thảo
Hội thảo lần này nhận được 25 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia với nhiều nội dung phong phú, giàu tính lý luận cũng như thực tiễn. Nhiều kiến nghị, giải pháp được đưa ra mang tính toàn diện, đồng bộ, sát thực tiễn. Hội thảo còn là diễn đàn để các nhà khoa học, đại biểu trong và ngoài lực lượng công an đưa ra những luận cứ khoa học, giải pháp hiệu quả giúp kinh tế tỉnh An Giang phát triển bền vững, nhất là đánh giá các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Sau khi nghe các tham luận, đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu công an các đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu, phân tích sâu, làm rõ thêm tình hình các mối nguy cơ đe dọa an ninh kinh tế của tỉnh An Giang. Từ đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu Ban Giám đốc Công an tỉnh đề xuất, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và thích ứng linh hoạt với tình hình.
NGUYỄN HƯNG