Kết quả tìm kiếm cho "Ông chàng hiu"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 41
Nhiều năm nay, thực hiện chủ trương của tỉnh, mỗi địa phương tuyến sau trong nội địa duy trì kết nghĩa với xã, phường, thị trấn tuyến đầu biên giới. Mối gắn kết ấy trở thành động lực tinh thần, giúp các địa phương cùng nhau phát triển. Điển hình như tình cảm giữa TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) và thị trấn Long Bình (huyện An Phú).
Vâng, hết nắng tới mưa hết mưa tới nắng là “đặc sản” của quê tôi. Nói một cách nôm na là vậy, nhưng thực tế thì vẫn có những khoảng thời gian giao hòa giữa mưa nắng, như tháng Chạp chẳng hạn.
Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!
Nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia càng khẳng định giá trị văn hóa truyền thống của cây khèn trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Mông.
Chúng tôi đi qua nhiều làng nghề, lắng nghe tiếng thở dài hiu hắt của người trong cuộc. Nhưng đến với làng chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp), chào đón chúng tôi lại là những nụ cười rạng rỡ…
Tết đang ở đâu đây, trước thềm nhà, trong từng con phố. Chiều 27 tháng Chạp, mọi người rời công sở, người tạm gác chuyện học hành, về nhà ăn Tết. Nhưng, có rất nhiều người đang mong ngóng Tết. Với họ, Tết còn xa, bởi nỗi lo... hoa ế!
Được xem là nghề hạ bạc nên đời sống của dân câu lưới chẳng mấy khi khấm khá. Tuy nhiên, họ vẫn lặn lội ngày đêm để có được chén cơm ngon, manh áo ấm cho gia đình. Vì thế, cái Tết của họ dù có đơn sơ nhưng cũng ấm áp, nhẹ nhàng và phảng phất chút gì rất riêng của nghề sông nước.
Nếu không phải là người địa phương, sẽ chẳng ai biết bến cỏ nằm ở đâu. Gọi là “bến” cho sang, chứ thật ra, đó chỉ là khoảnh nước nhỏ, đủ để mấy chiếc xuồng quay trở đầu, tấp cỏ vào bờ.
Đó là chương trình do một nhóm bạn trẻ, nhà hảo tâm phối hợp thực hiện vào chiều 10/9, tại chùa Sóc Tức (xã Lê Trì, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang). Trời lúc nắng hanh hao, lúc lại chuyển mưa đen kịn, nhưng chẳng làm mấy em nhỏ bớt vui!
“Chợ âm phủ” hay “chợ ma” là những cái tên người ta gọi vui cho khoảnh chợ nhóm họp tự phát ở gần cầu Tha La (xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Cái tên gợi sự tò mò, cái thú vị của phiên chợ lúc mù trời tạo dựng nên tiếng tăm xưa nay. Khách phương xa đến rồi đi, mang về trải nghiệm mới lạ cho cuộc sống. Còn người dân vẫn cứ gắn bó với chợ, mang về miếng cơm manh áo cho chính mình.
Kết thúc Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19, bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM) viết trên Facebook cá nhân của mình những dòng cảm xúc khiến người đọc thắt nghẹn: “Xin lỗi cho những lần chậm trễ, bất lực trong điều phối cấp cứu. Xin lỗi và xin lỗi…”.
Hổng biết ngày xưa tại sao ông bà lại nghĩ thêm mấy cái tên cho màu sắc của chú chó nuôi trong nhà. Chó có lông màu đen, kêu là “mực”, ừ thì đen như mực, hợp lý. Cả thân hình màu trắng như cò, kêu chó cò, cũng hợp lý. Chó có màu lốm đốm đen trắng trên mình, thích thì kêu chó vện, không thích thì kêu chó đốm, dễ hiểu. Tới con chó màu vàng, tự nhiên có tên là phèn. Phèn, cái tên chất chứa sự nghèo hèn, lem luốc, lăn lộn của mấy chú chó miệt vườn Nam Bộ…