Kết quả tìm kiếm cho "Đào ruộng bắp"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 148
Vừa lên Hà Nội nhập học được một tuần thì siêu bão tràn về. Nhìn ra ngoài trời, nghe mưa ràn rạt đập vào cửa kính, từng trận cuồng phong vặn cành cây dưới phố kêu răng rắc, Hoài quặn lòng khi nghĩ đến bố mẹ nơi quê nhà.
Trong thực hiện tam nông, An Giang nỗ lực xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông dân văn minh, nông thôn hiện đại, trở thành những miền quê đáng sống. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp, nhưng là nền nông nghiệp xanh, giá trị cao và bền vững.
Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp và nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt thì việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu.
Rõ là tay lái xe đang giở trò sàm sỡ. Dưới mấy gốc sanh già đang đổ bóng râm, tay lái xe một tay giữ chặt ghi đông xe đạp của cô gái, một tay quờ nhanh lên ngực cô. Có lên cơn thì bước về thành phố, ở đây không có đất cho mày giở trò mèo mả gà đồng.
Cuối tháng 6 (âm lịch), con nước dưới sông đã “lừ lừ chín đỏ”, dân câu lưới cũng tất bật chuẩn bị cho mùa cá mới. Tuy nhiên, do diễn biến khí hậu bất thường nhiều năm qua nên họ chỉ biết trông chờ một mùa lũ “đẹp”, để vun vén cuộc sống gia đình ổn định hơn.
Qua bao mùa nước nổi trên dòng Mekong hùng vĩ, chú I Sa (65 tuổi, ngụ khóm Hà Bao 1, thị trấn Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đều lưu lại mực nước lũ dưới sàn nhà của mình. Mỗi khi, du khách tham quan thánh đường Darul Eih San soi bóng bên dòng sông Hậu sẽ biết được mùa nước nổi lên, xuống từng năm.
Nằm bên dòng sông Hậu hiền hòa, hàng ngày "chợ đồ sỉ” Long Xuyên bán buôn tấp nập. Nông sản ĐBSCL tập kết về đây rộn rã, tạo nên diện mạo trù phú của vùng sông nước châu thổ Cửu Long.
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng rau sạch, rau an toàn, chất lượng cao ngày càng được người dân quan tâm. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) lựa chọn trồng rau màu theo hướng này.
Cánh đồng Tà Ngáo (phường An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) nổi tiếng với biệt danh “thủ phủ” trồng thốt nốt. Người dân thống kê, trên 14.000 cây thốt nốt cổ thụ, mỗi ngày cung cấp thị trường hàng tấn đường thơm ngon.
Mô hình “con cá ôm cây lúa” được ông Sáu Sương (59 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trung, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) áp dụng trên cánh đồng ven rừng tràm Trà Sư. Với tư duy làm kinh tế nông nghiệp “thuận thiên” góp phần cải thiện môi trường sinh thái, mang lại hiệu quả kép.
Sau những rực rỡ mai đào ngày Tết, những tiếng cười rộn rã niềm vui gặp gỡ mùa xuân; quê lại trở về nhịp sống đời thường trầm mặc như mái đình rêu phong nghìn năm cổ tích. Một sắc tím hoa xoan nơi ngõ quê sao cứ nôn nao lòng người giữa những cơn mưa riêu riêu hạt nhớ. Dẫu không còn thảng thốt với cảnh tháng ba ngày tám, vậy mà những khoảnh khắc xuân đã cạn ngày sao lòng ta không khỏi bâng khuâng về bóng dáng làng xưa!
Ông bà, cha mẹ tôi là nông dân. Tôi sinh ra và lớn lên ở làng. Tôi từ làng ra đi. Ba năm quân ngũ tôi đóng quân ở thành phố. Ở cái nơi mà ánh sáng ban ngày, ánh điện ban đêm đều giống như nhau. Tôi không hòa nhập được với cuộc sống thị thành. Muốn học theo một cái gì đó lại thấy mình như thằng bé hớn hở đuổi theo bao điều phù du không có thật.