Kết quả tìm kiếm cho "BĐKH"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 80
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức lớn nhất mà nhân loại đang đối mặt. Hành vi của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi cá nhân; tính nhất quán giữa quy định pháp luật với hành động của từng chủ thể liên quan đến BĐKH là vấn đề mang tính cấp thiết.
Giảm phát thải khí nhà kính là một trong những mục tiêu của toàn cầu bảo vệ hệ thống khí hậu của trái đất và đạt mục tiêu tới năm 2030 nhiệt độ của trái đất không tăng quá 20C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Với tầm quan trọng đó, việc thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) đạt mục tiêu giảm phát, chuyển đổi xanh, hướng đến nền sản xuất bền vững hết sức quan trọng.
Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, ít mưa, mức nước dưới kênh thấp... là nguyên nhân khiến tình trạng khô hạn thêm khắc nghiệt. Trong khi đó, độ mặn ở các vùng cửa sông tỉnh Kiên Giang tăng lên, nguy cơ xâm nhập mặn vào nội đồng An Giang, gây ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của người dân, cần khẩn trương ứng phó.
Sự kiện Việt Nam - Australia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện cho thấy sự đúng đắn của đường lối ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Khi quan hệ hợp tác được nâng cấp lên mức cao nhất đối với nhiều cường quốc hàng đầu thế giới, mặc nhiên xóa bỏ những luận điệu xuyên tạc kiểu: “Việt Nam cô độc trên con đường tiến lên CNXH”, “Việt Nam chia phe để đối chọi với nước khác”...
Nhân sự kiện Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã phát động triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Đề án tạo sức hút lớn khi các tổ chức quốc tế có uy tín cam kết đồng hành.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang xảy ra giông, lốc xoáy, sạt lở gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Nhằm ứng phó hiệu quả với thời tiết mưa bão phức tạp, khó lường, An Giang tăng cường các giải pháp ứng phó, giảm nhẹ thiên tai, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Sáng 14/11, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Văn phòng Điều phối Nông thôn mới (NTM) Trung ương và Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu – Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự (BĐKH-PCTT&PTDS) tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai mạc khóa tập huấn, phổ biến nội dung và hướng dẫn thực hiện, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu “Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ” trong xây dựng NTM; hướng dẫn kỹ thuật phòng, chống thiên tai trong xây dựng NTM khu vực ĐBSCL.
Ngày 5/10, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) kết hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức lớp tập huấn ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho cán bộ mặt trận 15 xã, thị trấn và trưởng, phó ban nhân dân 77 khóm, ấp trên địa bàn huyện.
Nhiều chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, như: Quy định đăng ký lưu hành thuốc gia công; 4 thủ tục hành chính lĩnh vực đăng kiểm; quy định công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2023.
Dự báo vào cuối thế kỷ XXI, khi mực nước biển dâng lên từ 0,5 - 1m, khoảng 1/3 vùng ĐBSCL sẽ bị ngập lụt, là vùng bị mất đất lớn nhất thế giới. Nếu không có giải pháp ứng phó đồng bộ thì 35% dân số vùng ĐBSCL, với 39% diện tích chịu ảnh hưởng. Do vậy, nâng tỷ lệ đô thị hóa và quy hoạch đô thị đồng bộ là giải pháp cấp bách để ổn định đời sống người dân miền Tây về lâu dài.
“Canh tác lúa thông minh tại vùng ĐBSCL” là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, với sự tham gia thực hiện của ngành nông nghiệp 13 tỉnh, thành phố trong vùng. Tại An Giang, chương trình được triển khai với nhiều hoạt động hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn nông dân chuyển đổi canh tác theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Quan hệ hợp tác Việt Nam – Liên hợp quốc (LHQ) trong hơn 40 năm qua (20/9/1977 – 20/9/2023) đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia-dân tộc của ta, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, từ đó góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.