Kết quả tìm kiếm cho "Chàng trai 8X"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 42
'Chuyến tàu mang tên tuổi thơ đã cập bến, xin mời quý khách ổn định chỗ ngồi để chúng ta bắt đầu khởi hành'. Mỗi khi mùa hè chạm ngõ, tiếng ve rộn ràng trên những cây phượng già đỏ thắm, người lớn lại nao nao nhớ về một thời niên thiếu không bao giờ có thể trở lại.
Đi quán uống cà phê là xưa rồi. Giờ, mọi người chuyển sang đi uống cà phê ở những địa điểm “quen mà lạ”, để tìm cảm giác đặc biệt. Ví dụ như, họ rủ nhau ra ruộng, vừa ngắm cánh đồng lúa, vừa thưởng thức không gian làng quê miền Tây.
Khi nghe tiếng ve ngân vang trên cành, cũng là lúc người ta cảm nhận được mùa hạ đang về. Lúc ấy, mọi thứ dường như lặng lẽ, với nỗi buồn man mác của tuổi học trò và làm sống dậy những ký ức đẹp của những ai từng đi qua thời áo trắng.
Thế hệ 8X trở về trước, trái bình bát trở thành trái cây quen thuộc, ăn cho… đỡ buồn miệng. Có ngờ đâu, mấy mươi năm sau, bình bát dần trở thành hoài niệm: “Xa quê vẫn nhớ quê nhà/ Nhớ trái bình bát đậm đà ngọt ngon”.
“Dung dăng dung dẻ”, “Nu na nu nống”, “Đếm vì sao sáng”, “Nói nhanh nói chuẩn”… những trò chơi dân gian từ thời xưa lắc, tưởng chừng giờ đây đã bị lãng quên do nhiều loại hình giải trí hiện đại hấp dẫn trẻ em, nay được các cô quản trò và các em nhỏ tái hiện từ bộ sách “Trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ” của tác giả Ngô Quý Sơn.
Với thế hệ 8X, 9X trở về trước, kẹo kéo là món ăn vặt cực kỳ quen thuộc, trong thời điểm bánh kẹo chẳng phong phú như bây giờ. Hương vị ấy được duy trì đến nay, vẫn quến đầu lưỡi người ăn như thuở nào…
Đi sâu vào những con ngõ lắt léo, rêu phong, vẫn còn in vết than đen kịt và nghe những câu chuyện xa xưa, người ta mới thật sự cảm nhận được "chất gốm" Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Đấy là làng gốm nghìn năm, cũng là "làng văn", nơi sinh ra một Trạng nguyên, tám Tiến sĩ dưới thời kỳ phong kiến. Hai mạch chảy ấy hòa quyện với nhau từ đời này qua đời khác, là ngọn nguồn của sức sáng tạo, của chất "thơ" trong gốm.
Tôi nghĩ, hiếm có buổi lễ nào đong đầy cảm xúc như lễ tri ân và trưởng thành của học sinh khối 12, được tổ chức trước ngày các em thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Buổi lễ ấy, các em chỉ là một trong nhiều “nhân vật chính”. “Tri ân” chỉ là một trong nhiều cảm xúc chính xuất hiện tại lễ…
“Ngày quết bánh phồng, đêm thức canh nồi bánh tét...” là hình ảnh quen thuộc của Tết xưa - cái Tết gắn với một thời ký ức lúa mùa nổi. Từ cây lúa phổ biến ở vùng sông nước Cửu Long, ngày nay cây lúa mùa nổi trở nên hiếm hoi. Nhưng nhờ vậy, giá trị của lúa mùa nổi càng được trân quý.
Từ lúc bắt đầu hàu đẻ trứng đến lúc được xuất bán hàu giống chỉ trong vòng 25 ngày. Nghề ươm hàu giống đã giúp anh Vũ Văn Tâm (sn 1988) ở xóm 6, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình dễ dàng kiếm được tiền tỷ mỗi năm.
Hổng biết ngày xưa tại sao ông bà lại nghĩ thêm mấy cái tên cho màu sắc của chú chó nuôi trong nhà. Chó có lông màu đen, kêu là “mực”, ừ thì đen như mực, hợp lý. Cả thân hình màu trắng như cò, kêu chó cò, cũng hợp lý. Chó có màu lốm đốm đen trắng trên mình, thích thì kêu chó vện, không thích thì kêu chó đốm, dễ hiểu. Tới con chó màu vàng, tự nhiên có tên là phèn. Phèn, cái tên chất chứa sự nghèo hèn, lem luốc, lăn lộn của mấy chú chó miệt vườn Nam Bộ…
Trong khi nhiều người đang loay hoay không biết “nuôi con gì, trồng cây gì” để ổn định cuộc sống, thì 4 năm nay, chàng trai trẻ Phạm Văn Diện (SN 1987, xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) lại đang rất thành công với mô hình nuôi ốc nhồi, cho thu nhập gần 400 triệu đồng mỗi năm.