Kết quả tìm kiếm cho "GIZ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 87
Ngày 2/3, Trường Cao đẳng Nghề An Giang tiếp và làm việc với đoàn công tác Chương trình đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam - Tổ chức Hợp tác Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), do bà Beate Dippmar, Giám đốc chương trình làm trưởng đoàn về các hoạt động hỗ trợ từ năm 2020 đến nay.
Ngày 22/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị (trực tiếp và trực tuyến với các địa phương) triển khai Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược năng lượng hydrogen) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 7/2/2024.
Tại An Giang, nhiều hợp tác xã (HTX) xây dựng được mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực của tỉnh. Từ đó, phát triển thành HTX nông nghiệp kiểu mẫu, có tính lan tỏa, đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người dân và doanh nghiệp (DN).
Dự án “Chương trình đổi mới đào tạo nghề 2008” (gọi tắt TVET, thuộc Tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZ) do Chính phủ Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức tài trợ, được Trường Cao đẳng Nghề An Giang triển khai năm 2010. Đến nay, dự án mang đến những kết quả thiết thực: Chất lượng giáo dục, đào tạo của trường được nâng cao; sinh viên “rộng cửa” tìm kiếm việc làm ở môi trường thuận lợi, trong đó có thị trường CHLB Đức…
Chiều 25/12, Trường Cao đẳng Nghề An Giang tiếp đoàn đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) và hiệu trưởng và phó hiệu trưởng các trường nghề đối tác, trưởng hợp phần và các cán bộ chương trình đổi mới sáng tạo nghề Việt Nam (TVET).
Ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xanh với những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm sạch, xanh được coi là xu hướng tất yếu trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ.
Dự án “Các Trung tâm đổi mới Sáng tạo Xanh”(GIC) được triển khai trên địa bàn tỉnh An Giang, với 4 gói hỗ trợ mang đến những kết quả tích cực, mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo và trồng xoài trong việc nâng cao chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải khí nhà kính… Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường sống của nông dân.
Với diện tích xoài rộng lớn (12.633ha), chỉ cần giảm được 10% tỷ lệ thất thoát, nhà vườn ở An Giang có thể tăng thêm thu nhập hơn 60 tỷ đồng/năm. Không những thế, kỹ thuật trồng xoài mới còn tiết kiệm được lượng nước, lựa chọn dinh dưỡng phù hợp với vùng đất, nâng chất lượng và giá trị trái xoài.
Sáng 7/11, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền kết quả áp dụng các giải pháp kỹ thuật, tưới nước, bón phân, tỉa cành, tạo tán, thu hoạch và sơ chế sau thu hoạch trên xoài cho 260 cán bộ nông nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo Thủ tướng, Quốc hội, cử tri mong muốn và kỳ vọng ở Chính phủ nhiều hơn nữa, do đó cần phát huy hơn nữa tinh thần vì nhân dân phục vụ, thực sự đồng hành với người dân và doanh nghiệp, nhất là trong triển khai 3 đột phá chiến lược và giải quyết những vấn đề liên quan tới sản xuất, kinh doanh, việc làm, sinh kế của người dân; quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa, cố gắng hơn nữa, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2023, tạo đà thuận lợi cho năm 2024.
Ban Thư ký ASEAN luôn coi AMF là một trong những sự kiện hàng đầu, là nơi quy tụ và gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo truyền thông nổi tiếng và tổng biên tập các tờ báo tiếng Anh lớn trong khu vực ASEAN.
Khu Bàu Sấu của Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong danh sách được đề cử bình chọn Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023, ở hạng mục Điểm du lịch sinh thái. Cuộc bình chọn do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.