Kết quả tìm kiếm cho "Hơn 1.900ha"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 55
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025), nhóm nhiệm vụ và giải pháp “tái cơ cấu nông nghiệp và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp gắn với các vùng sản xuất tập trung, kêu gọi đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp” được quan tâm sâu sắc, đạt nhiều kết quả trong việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang phát triển kinh tế nông nghiệp.
Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập nông dân được thực hiện từ hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nhân rộng mô hình hiệu quả… Đặc biệt, công tác tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” được xem là nhiệm vụ trọng tâm.
Giá gạo của Việt Nam đang tăng nhanh, xác lập kỷ lục cao nhất trong hàng chục năm qua. So với kỷ lục năm 2008, lần tăng giá này bền vững hơn, khi lương thực trên thế giới “cung không đủ cầu”. Thị trường nhập khẩu ổn định với giá trị cao, tạo ra cơ hội lớn cho ngành lúa gạo vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thay vì sản xuất ồ ạt, cần chú trọng canh tác lúa phẩm cấp cao, tuân thủ quy hoạch, liên kết sản xuất chặt chẽ với doanh nghiệp (DN) để tăng giá trị, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh ruộng của mình.
Năm 2023, Huyện ủy và UBND huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ tập trung xây dựng đô thị, phát triển hạ tầng để chuyển mình lên thị xã. Đồng thời, tiếp tục phát huy tiềm năng du lịch (DL) và giao thương biên mậu, khai thác thế mạnh nông nghiệp đặc thù nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Năm 2023, huyện Tịnh Biên (tỉnh An Giang) sẽ chủ động khai thác, phát huy lợi thế trên lĩnh vực du lịch (DL), thương mại, dịch vụ gắn kết với phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, trọng tâm là ở các xã, thị trấn dự kiến thành lập phường và đảm bảo từng bước hoàn thiện tiêu chí đô thị loại IV.
Trong đại dịch COVID-19, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục khẳng định vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, càng nỗ lực, phấn đấu để vươn tầm phát triển, tiếp tục con đường đổi mới, tạo đột phá cho nông nghiệp như 2 lần An Giang đã thực hiện thành công trước đó.
Bên cạnh mực nước lũ lớn hơn cùng kỳ 2021, vụ thu đông 2022 còn đối diện với tình hình mưa bão, giông, lốc bất thường. Nông dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi diễn biến thời tiết và thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chức năng, chính quyền địa phương nhằm bảo vệ an toàn vụ sản xuất quan trọng này.
Tận dụng lợi thế nông nghiệp, nông dân ở các địa phương trong tỉnh chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình hiệu quả, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lớn, ít chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường. Bên cạnh đó, nông dân không ngừng tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, chủ động đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật… Nhờ vậy, giúp tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.
Giúp nông dân phát triển kinh tế, các cấp hội nông dân trên địa bàn huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) tranh thủ tối đa nguồn vốn vay, mang đến cho hộ nông dân gặp khó khăn, góp phần vào công tác giảm nghèo ở địa phương.
So về giá trị sản xuất trên cùng diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả vượt trội so những loại cây trồng khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng những vùng chuyên canh cây ăn trái đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được cấp mã số vùng trồng; liên kết với doanh nghiệp (DN) liên kết vùng nguyên liệu, thành lập hợp tác xã, hợp đồng tiêu thụ lâu dài, bền vững.
Vượt qua khó khăn năm 2021, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Với nỗ lực thu hút nhiều dự án đầu tư vào nông nghiệp, tiềm năng, lợi thế của lĩnh vực này càng có điều kiện phát huy.
Cùng với duy trì diện tích sản xuất lúa phù hợp, An Giang đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang rau màu, cây ăn trái. Dù có những lúc thăng trầm về thị trường tiêu thụ, nhưng so về giá trị kinh tế, cây ăn trái vẫn cho hiệu quả vượt trội. Vấn đề còn lại là xây dựng vùng trồng đạt chất lượng, được cấp mã số vùng trồng, liên kết đầu ra ổn định.