Kết quả tìm kiếm cho "IRRI"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 40
Ngày 20/8, trong khuôn khổ chuyến công tác khảo sát thị trường tại Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco P.Tiu Lauren Jr., đoàn lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, do ông Ngô Văn Đông, Tổng Giám đốc, cùng Hội đồng Khoa học và các phòng, ban đã làm việc với Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế IRRI. Tổng Giám đốc IRRI Yvonne Pinto đã tiếp và làm việc với đoàn.
Ngoài là chuyên gia nông nghiệp của Việt Nam, GS Võ Tòng Xuân còn được gọi là 'Dr Rice' khi hỗ trợ vấn đề an ninh lương thực cho nhiều nước trong khu vực.
Quy trình sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp đang cho thấy hiệu quả toàn diện: Giảm chi phí, tăng năng suất, lợi nhuận; tạo ra sản phẩm lúa chất lượng, an toàn hơn; giảm lượng khí nhà kính thải vào môi trường, tiến tới chi trả tín chỉ carbon cho người trồng lúa. Với tỉnh có diện tích canh tác, sản lượng lúa hàng đầu cả nước như An Giang, lợi ích mang lại rất lớn khi mô hình được nhân rộng.
Sáng 12/8, tại xã Hiệp Xương (huyện Phú Tân), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang triển khai mô hình trình diễn vận hành, đánh giá hiệu quả sử dụng máy sạ hàng kết hợp vùi phân tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2024.
Từ mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL cho thấy, không chỉ đạt hiệu quả cao về kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính. Khi xây dựng được cơ chế cho thị trường tín chỉ carbon, nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) sẽ thêm lợi ích từ nguồn thu bán tín chỉ carbon, hướng đến phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Kinh tế tuần hoàn không phải vấn đề gì cao xa, đó là những mô hình tận dụng phụ, phế phẩm trong quá trình sản xuất để tái sử dụng, tăng hiệu quả kinh tế và không tác động xấu đến môi trường. Điển hình như trong triển khai thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”, việc đưa rơm ra khỏi đồng ruộng để tái sử dụng cũng là một hình thức của kinh tế tuần hoàn, vừa đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, vừa gia tăng giá trị sản xuất từ rơm rạ.
Đóng góp thành tựu lớn cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam phải kể đến những thành công trong nghiên cứu giống.
Ngày 6/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco P. Tiu Laurel, Jr. đã đến thăm và làm việc với Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Sáng 21/6, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, tại An Giang.
Dù là vùng sản xuất lương thực chính và chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung thu nhập còn thấp, chưa hưởng lợi tương xứng với đóng góp cho an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng tham gia của toàn bộ hệ sinh thái lúa gạo, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới cho ngành hàng lúa gạo, thật sự nâng cao vị thế của người trồng lúa.
Lần đầu tiên trên thế giới, quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp cho vùng nguyên liệu lúa chuyên canh lên đến 1 triệu ha được công bố và ban hành. Với sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước, kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới để ngành hàng lúa gạo vùng ĐBSCL tăng trưởng xanh và bền vững.
Chiều 4/4, Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) và Sở NN&PTNT An Giang tổ chức Hội thảo giới thiệu, phổ biến quy trình và sổ tay hướng dẫn “Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL”.