Kết quả tìm kiếm cho "Khát vọng sông Vàm"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 26
Từ ngày 15-4 đến 6-7, toàn tỉnh An Giang có 84 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó, 35 trường hợp cách ly ngay sau khi nhập cảnh; 49 trường hợp trong tỉnh, gồm: huyện An Phú (38), Châu Phú (1), TP. Châu Đốc (9), TP. Long Xuyên (1). Một số địa phương trong tỉnh đã quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. An Giang đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” chống “giặc COVID-19”.
Tối 5-7, UBND TP. Long Xuyên (An Giang) ban hành Công văn số 3282/UBND-VX về việc khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Hội nghị được yêu cầu tổ chức chu đáo, trang trọng nhưng phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; tạo ấn tượng tốt cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong, ngoài nước khi đến An Giang tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Cộng hưởng với làn sóng đầu tư dịch chuyển về vùng ven, An Giang được đánh giá là một trong những thị trường nhiều tiềm năng phát triển các phân khúc đất nền giá rẻ. Theo đó, mô hình bất động sản (BĐS) ven sông, kết hợp cùng các tiện ích thương mại dịch vụ hiện đang nằm trong danh sách những sản phẩm đầu tư được quan tâm nhất hiện nay.
Hôm nay (ngày 6-4), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới, An Giang) long trọng tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, nền tảng đưa bộ mặt nông nghiệp phát triển bền vững, nông thôn hiện đại, đáp ứng khát vọng vươn lên của người dân xã cù lao trong thời kỳ đổi mới.
Năm 2020, tỉnh đã khánh thành nhiều công trình để lại dấu ấn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và tạo tiền đề phát triển du lịch, nông nghiệp... trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là những công trình tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2020-2025.
Huyện Chợ Mới (An Giang) đang tiếp tục huy động tối đa các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông gắn với quy hoạch, đáp ứng tốt yêu cầu dân sinh, đảm bảo đến năm 2025 cơ bản hoàn chỉnh hệ thống đường nông thôn trên địa bàn.
Với bề dày về lịch sử cách mạng, truyền thống đoàn kết, năng động sáng tạo và cần cù của nhân dân, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ huyện Chợ Mới (An Giang) quyết tâm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và hệ thống chính trị; phát huy dân chủ, khai thác tốt lợi thế, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội (KTXH).
Trong 3 ngày 29, 30 và 31-7, Đảng bộ huyện Chợ Mới (An Giang) tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025). Hôm nay (30-7), đại hội bước vào ngày làm việc chính thức. Dịp này, phóng viên Báo An Giang đã trao đổi với Bí thư Huyện ủy Chợ Mới Võ Nguyên Nam về những thành tựu, kết quả lãnh đạo thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ 2015-2020 và bài học kinh nghiệm tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết đã đề ra.
Với hơn 4 triệu hécta, Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của gần 20 triệu đồng bào, là vựa lúa lớn nhất của cả nước, nhưng cũng là vùng đang phải đối mặt với một cơn khát lịch sử...
Vĩnh Thạnh (TP. Cần Thơ) không còn là địa chỉ đầu tư xa lạ, trái lại, là nơi “gửi vàng” trong suốt nhiều năm qua của nhà đầu tư các tỉnh. Cú hích giúp nhà đầu tư thu hồi lợi nhuận lớn tại Vĩnh Thạnh có thể nhắc đến: cầu Vàm Cống, cao tốc Lộ tẻ - Rạch Sỏi. Lộ trình tăng trưởng bất động sản tại khu vực vẫn không hạ nhiệt trước 2 công trình quốc gia được triển khai vào thời gian tới.
Năm 1789, tại vàm Tam Khê (khu vực Vincom Plaza và Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim ngày nay), Chúa Nguyễn cho dựng lên một đồn nhỏ hình vuông bằng đất, gọi là thủ Đông Xuyên. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định chủ quyền của người Việt trên vùng đất hoang vu bấy giờ. Trải qua nhiều thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, đến năm 1867, thực dân Pháp gọi nơi đây là Long Xuyên. 230 năm trôi qua, Long Xuyên trở thành thành phố đô thị loại II, yên bình bên dòng sông Hậu.