Kết quả tìm kiếm cho "Xâm nhập mặn tăng cao tại ĐBSCL"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 127
“Dự án “Nghiên cứu về đồng bằng” được thiết kế trong 5 năm (từ 2019 - 2024), với mục tiêu đảm bảo an toàn và bảo vệ tương lai cho vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Nghiên cứu và áp dụng các mô hình sử dụng tài nguyên hợp lý, vận hành hiệu quả cùng với sự tham gia của cộng đồng địa phương và giới khoa học để tạo ra những kiến thức mới và các chính sách ứng dụng" - PGS.TS Võ Văn Thắng (Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) cho biết.
Bất kể ngày đêm, từng đoàn xe, chuyến xe mang băng-rôn “Giọt nước nghĩa tình”, “Chở nước từ thiện”… liên tục lăn bánh, mang nước ngọt đến hỗ trợ người dân vùng hạn, mặn. Những chuyến xe kịp thời, làm cho nghĩa tình mùa hạn, mặn thêm đong đầy.
Vựa lúa ĐBSCL - vùng đất đai phù sa màu mỡ ở phía Nam Tổ quốc đã và đang đối mặt với biến đổi khí hậu nghiêm trọng, năm sau nặng nề hơn năm trước. Mỗi mùa vụ trôi qua, lại thêm nhiều tiếng thở dài xót xa vì hạn hán, xâm nhập mặn, diễn biến thời tiết cực đoan, khó lường. Sứ mệnh sản xuất nông nghiệp vẫn còn đó, nông dân vùng ĐBSCL chẳng còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục hành trình, nhưng phải bằng tâm thế và tư duy mới.
Chiều 27/4, tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang và Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang Trình Lam Sinh đã tiếp xúc cử tri các phường: Mỹ Bình, Mỹ Long, Bình Khánh (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).
Thực hiện mục tiêu đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất và thu nhập của lao động nông nghiệp, thời gian qua, An Giang tăng cường thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững đạt nhiều kết quả. Đồng thời, áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu, giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa ký ban hành Công văn 444/UBND-KTN về việc tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân trong các đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL
Mặc dù giá lúa có lúc giảm xuống nhưng thời cơ lúa gạo vẫn còn, khi mà nhu cầu lương thực thế giới rất lớn. Đối với những mặt hàng gạo cao cấp, canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng, vẫn giữ được thị trường tốt.
ĐBSCL đang bước vào một trong những mùa khô khắc nghiệt nhất, với nền nhiệt tăng, mưa hiếm hoi, mực nước thấp, khả năng xâm nhập mặn cao. Với lợi thế đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang dù ít chịu tác động so các tỉnh hạ nguồn, nhưng vẫn cần theo dõi kỹ diễn biến thời tiết, thủy văn để chủ động sản xuất.
Mô hình sản xuất lúa - tôm nhằm tạo ra nông sản an toàn, giảm ô nhiễm môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu đã và đang được nông dân các tỉnh ven biển miền Tây, như: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu... áp dụng rộng rãi. Mô hình lúa - tôm được đánh giá là mô hình canh tác thông minh, phát triển nông nghiệp bền vững và thân thiện môi trường. Sản phẩm tôm sạch, gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và giúp nông dân phát triển kinh tế.
Đề cập đến phát triển chuỗi lúa gạo bền vững, PGS.TS. Nguyễn Phú Son chỉ ra những điểm nghẽn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang cùng với Đồng Tháp là 2 tỉnh được hưởng lợi lớn nhất khi được sông Tiền, sông Hậu cung cấp nước ngọt quanh năm. Trong định hướng của Bộ Chính trị và Chính phủ, đều đặt yêu cầu xây dựng An Giang, Đồng Tháp thành trung tâm đầu mối lúa gạo, thủy sản, trái cây vùng sinh thái nước ngọt. Gợi mở của Trung ương là cơ hội lớn để An Giang bứt phá, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Do ảnh hưởng El Nino, dự báo mùa khô 2023 - 2024 sẽ khắc nghiệt. An Giang ít chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn nhưng khả năng thiếu nước tưới vùng cao, thiếu nước sản xuất cục bộ vẫn xảy ra, cần chủ động ứng phó.