Kết quả tìm kiếm cho "cụm công nghiệp Lương An Trà"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 789
An Giang là vùng đất được cư dân người Việt khai phá sau cùng ở Nam Bộ, nhưng sớm giữ vị trí xung yếu của ĐBSCL về phía Tây. Suốt hàng trăm năm ra sức khai phá vùng đất An Giang, bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu, lưu dân đã biến miền đất hoang sơ thành đồng ruộng phì nhiêu, phố phường đông đúc, mở mang vùng đất biên giới Tây Nam mênh mông trở nên giàu đẹp.
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Thông qua Ngày hội thu hoạch lúa tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án) tại huyện Châu Phú, ngành nông nghiệp An Giang đã tạo động lực để nông dân tham gia tích cực hơn vào Đề án, nhằm gia tăng lợi nhuận, hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, bền vững.
Ngày 4/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường An Giang phối hợp UBND huyện Châu Phú tổ chức Ngày hội thu hoạch lúa tham gia Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” (Đề án) năm 2025. Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã đến dự.
Trong bối cảnh kinh tế cả nước tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ, tỉnh An Giang bám sát chỉ đạo của Trung ương, quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), với nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên...
Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Châu Phú, với cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch đạt hiệu quả tích cực, từng bước hình thành vùng sản xuất theo các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực.
An Giang - vùng đất giàu tiềm năng của ĐBSCL, đứng trước cơ hội lớn để bứt phá và đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% vào năm 2025. Để biến mục tiêu này thành hiện thực, tỉnh cần có sự quyết tâm cao độ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp. Với những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, An Giang hoàn toàn có thể hiện thực hóa mục tiêu này, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tập trung các giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của học sinh.
Điện ảnh Việt những năm gần đây có khởi sắc, khi mỗi năm có tới 40-50 phim ra rạp; gần nửa trong số đó đạt doanh thu cao và người làm phim đang dần quen với cụm từ “phim Việt trăm tỷ”.
Theo Nghị quyết số 176 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV gồm 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc chính phủ.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cùng sự nỗ lực của chính quyền và người dân, An Giang đang từng bước vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội (KTXH) quan trọng của vùng ĐBSCL.
Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.