Kết quả tìm kiếm cho "loài ếch mới"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 247
Năm 2024, Hội Nông huyện Tri Tôn đã có nhiều đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân chuyển biến tích cực. Cùng với đó, nông dân phấn đấu vượt khó, khai thác tiềm năng đất đai, tiếp thu khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới… để phát triển sản xuất - kinh doanh (SXKD), đóng góp cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới.
Tri Tôn là điểm đến ấn tượng trong hành trình tham quan của du khách khi đến An Giang, nhờ phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những “địa chỉ đỏ” nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, con người thân thiện, nét văn hóa đồng bào dân tộc Khmer độc đáo… Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huyện Tri Tôn đã có những định hướng phát triển du lịch (DL) rất cụ thể.
Từ lâu, rừng tràm Trà Sư (TX. Tịnh Biên) được biết đến là điểm tham quan, du lịch đậm chất hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, với hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng. Hàng năm, nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
TX. Tân Châu có 70% hộ gia đình là nông dân, sống ở vùng nông thôn. Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông hộ để nâng cao thu nhập và đời sống người dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thị xã đang hướng đến việc hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Hơn 80% diện tích đất nông nghiệp (297.000ha), 65% dân số là lao động nông thôn, ngành nông nghiệp An Giang phát huy tốt vai trò bệ đỡ của nền kinh tế.
Ngày 18/11, Hội Nông dân huyện Tri Tôn tổ chức giải ngân từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân của huyện cho nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Gia.
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Mùa nước nổi về không chỉ mang phù sa bồi đắp cho đồng ruộng tốt tươi, mà còn đem theo biết bao sản vật từ thiên nhiên, như: Cá, tôm, cua, ốc, rau đồng… Thế nên, mùa nước nổi còn là mùa làm ăn, mùa sinh lợi. Người dân có nhiều cách khai thác nguồn lợi thủy sản, đưa về buổi chợ quê bình dị.
Đây là mô hình nuôi thủy sản đang được nhiều nông dân áp dụng, vì tận dụng tối đa diện tích ao nuôi, giảm thiểu chi phí thức ăn và lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cái nóng bị xua tan trước những cơn mưa. Khí hậu trở nên mát mẻ, đất đai, núi rừng Bảy Núi như thức giấc, khoác trên mình chiếc áo mới xanh mơn mởn. Đối với du khách, mùa mưa ở Bảy Núi là mùa hấp dẫn và thú vị nhất trong năm.
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.