Kết quả tìm kiếm cho "miệt thứ"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 819
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Chúng tôi tìm đến nhà em Lê Tấn Phát (sinh năm 2004, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), thanh niên bị bệnh câm, điếc bẩm sinh, được xóm làng yêu quý bởi tài năng chế tạo “siêu xe” mi-ni một cách sáng tạo...
Nghệ nhân Phạm Chí Khang tự hào chia sẻ trống Đọi Tam hiện nay không chỉ có mặt trên thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Từ đôi bàn tay khéo léo, anh Nguyễn Hùng Cường (ngụ xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) đã tận dụng những vật liệu tái chế để “hô biến” thành những ngôi nhà mô hình mang nét đẹp bình dị. Mỗi ngôi nhà mi-ni được anh Cường làm ra như một “góc quê thu nhỏ” tái hiện cuộc sống sinh hoạt gần gũi của người dân miền Tây Nam bộ.
An Giang có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và duy trì hoạt động qua nhiều thập kỷ. Trong đó có những làng nghề “nương” theo mùa nước nổi từng hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay có phần lắng lại.
Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Sương sâm được làm từ lá của cây sương sâm với hầu hết người dân nông thôn, hay các bà nội trợ đây là loại lá không mấy xa lạ.
Bình minh vừa “leo” qua khỏi mặt sông, tiếng máy chạy lạch cạch rẽ nước ràn rạt, tiếng ít ới gọi nhau đánh thức “chợ trôi” mùa nước nổi. Trên ghe, thương hồ phân phối hàng nông sản miệt dưới cho mối lái để kịp chạy về bán vào buổi sáng tại chợ quê. Từ lâu, việc buôn bán trên sông bằng ghe, xuồng tấp nập đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng vùng châu thổ sông nước Cửu Long được lưu truyền hàng trăm năm. Nhờ hoạt động buôn bán này, thương hồ và tiểu thương có thu nhập ổn định quanh năm.
Mờ sáng, những chiếc xuồng cui chầm chậm rẻ nước phù sa chở đủ loại “đồ ăn, thức uống” rong ruổi quanh chợ nổi, phục vụ khách thương hồ. Quanh năm, họ lấy xuồng làm phương tiện, bến chợ mưu sinh bồng bềnh theo sóng nước.
Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Tuổi cao chí càng cao”, thời gian qua, người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sống mẫu mực, nêu gương sáng cho con cháu noi theo, phát huy vai trò trong tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương…