Kết quả tìm kiếm cho "ngành chăn nuôi"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 80
Qua công tác thanh, kiểm tra, giám sát cho thấy, việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở, doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng tốt hơn. Dù hoạt động kinh doanh có những lúc khó khăn nhưng các cơ sở không vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe người tiêu dùng.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.
Xác định công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có vai trò quan trọng, UBND huyện Châu Phú (tỉnh An Giang) vừa tổ chức diễn đàn đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với thanh niên năm 2024. Qua đó, nhằm xây dựng các giải pháp phù hợp giải quyết các nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu chính đáng của ĐVTN tại địa phương.
Dù là vùng sản xuất lương thực chính và chiếm đến 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, nhưng nông dân trồng lúa ở ĐBSCL nhìn chung thu nhập còn thấp, chưa hưởng lợi tương xứng với đóng góp cho an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Với quyết tâm cao và sự đồng lòng tham gia của toàn bộ hệ sinh thái lúa gạo, Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” được kỳ vọng sẽ tạo đột phá mới cho ngành hàng lúa gạo, thật sự nâng cao vị thế của người trồng lúa.
Ngoài việc chuẩn bị hoa hay quà, các đấng mày râu đừng quên dành cho chị em những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Xác định năm 2024 là thời kỳ tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng cho giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch năm 2024 của ngành nông nghiệp tiếp tục phấn đấu phát triển theo chiều sâu, tập trung vào tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu kết nối tiêu thụ và tăng cường sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được chứng nhận, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Ngày 27/11, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Trung tâm Thông tin du lịch sẽ thực hiện chương trình trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào ngày 1/12, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số (22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Qua thời gian khảo nghiệm thành công, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ An Giang đã giới thiệu về quy trình sản xuất cây giống gốc ghép và những ưu điểm mang lại cho nông dân. Trung tâm có khả năng cung cấp mỗi tháng khoảng 20.000 cây giống cà chua gốc ghép cho nông dân.
Từ một vùng đất phèn hoang quá, dân cư thưa thớt, giao thông gần như bị chia cắt, xã Vĩnh Phước (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) vươn mình trở thành một vùng nông nghiệp trù phú, thu hút những dự án đầu tư lớn. Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, Vĩnh Phước được tiếp sức từ nhiều nguồn lực.
Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản chịu được độ mặn trong phạm vi 0,5 - 45‰, thích hợp ở độ mặn 10 - 15‰. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số người dân trong tỉnh tự ý đưa tôm chân trắng vào nuôi trong vùng nước ngọt, vùng đất lúa hoặc nuôi ngoài vùng quy hoạch được phê duyệt, dẫn đến hệ lụy khôn lường.
Bên cạnh sạt lở tăng hơn 3 lần, An Giang còn đối diện với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan. Xen lẫn giữa mưa, giông, lốc, sét là hiện tượng nắng nóng, khô hạn do tác động của El Nino. Chủ động ứng phó với thiên tai để đảm bảo an toàn sản xuất, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân là yêu cầu đặt ra không chỉ cho năm nay mà còn trong thời kỳ trọng điểm mùa khô 2023 - 2024.
Năm 2022, ngành nông nghiệp An Giang thắng lợi lớn khi giá trị tăng trưởng đạt 3,16% (kịch bản 2,7%), nông dân có một năm “được mùa, trúng giá”. Đây vừa là động lực, vừa là áp lực cho năm 2023 - năm mà ngành quyết tâm đạt cột mốc tăng trưởng mới: 3,2-3,5%.