Kết quả tìm kiếm cho "nghi lễ tắm Bà Chúa Xứ núi Sam"
Kết quả 13 - 24 trong khoảng 489
Những năm qua, tỉnh quan tâm, phát triển nhiều sản phẩm du lịch (DL) phong phú, đa dạng, như: DL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái, cộng đồng, văn hóa, tâm linh, DL thể thao, vui chơi giải trí… ngày càng thu hút du khách gần xa.
Với vị trí địa lý chiến lược, An Giang đang nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực ĐBSCL. Tỉnh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển bền vững, đặc biệt là tài nguyên du lịch (DL) phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.
Châu Đốc là địa danh du lịch (DL) nổi tiếng, trung tâm kinh tế sầm uất của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL. Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng DL phong phú, cùng sự năng động của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân địa phương, TP. Châu Đốc ngày càng khẳng định vị thế của mình.
An Giang đã nỗ lực triển khai nhiều hoạt động, đạt kết quả đáng khích lệ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch (DL), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2024.
Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và con người nghĩa tình, An Giang luôn là nơi thu hút du khách.
Nhiều người biết bà Châu Thị Tế (1766 - 1826) là chánh thất của danh thần Thoại Ngọc Hầu. Nhưng ít ai biết danh xưng “Nhàn Tĩnh phu nhân” của bà. Danh xưng này được vua Minh Mạng dụ phong sau khi bà qua đời, kết thúc viên mãn cuộc đời “kinh bang tế thế” của vợ chồng bà.
Về tham quan, cúng viếng chùa Bàu Mướp (phường Nhà Bàng, TX. Tịnh Biên), chắc chắn du khách sẽ được thết đãi buổi cơm chay thanh đạm nơi cửa thiền. Thức ăn được bày biện sẵn tại khu nhà ăn, tất cả đều miễn phí.
Tháng 10/2024, kinh tế - xã hội (KTXH) của tỉnh có những chuyển biến tích cực, ghi nhận mức tăng trưởng ổn định với sự phục hồi rõ rệt. Bên cạnh đó, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường đạt kết quả đáng kể.
An Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (DL), với các điểm đến nổi tiếng như rừng tràm Trà Sư, núi Cấm, Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và nhiều lễ hội văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế, cản trở DL phát triển. Tỉnh cam kết sẽ có giải pháp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) DL, lữ hành và cần có giải pháp chiến lược để thúc đẩy DL An Giang phát triển.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thị trường hàng hóa 9 tháng của năm 2024 trên địa bàn tỉnh An Giang vẫn giữ nhịp độ tăng so cùng kỳ năm 2023. Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, khôi phục sản xuất, kinh doanh, các cấp, ngành và doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp “kích cầu” tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Uốn lượn mềm mại như dải lụa đan cài, kết nối các điểm đến du lịch, những dòng sông trên các miền đất nước không chỉ là tuyến giao thông giúp vận chuyển hành khách, hàng hóa, mà còn ôm chứa trong mình không ít câu chuyện truyền cảm hứng, những trầm tích văn hóa lịch sử gắn liền cảnh quan đôi bờ. Đây là kho báu có thể khai thác của loại hình du lịch đường sông Việt Nam, tạo sức hút độc đáo qua những trải nghiệm sông nước thú vị, giàu bản sắc.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.